Con ruồi là loài côn trùng trung gian gây ra các mầm mống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với sức khỏe con người. Chúng thích sống ở những nơi chứa nhiều chất thải, ẩm mốc, vi khuẩn. Để tìm hiểu chi tiết hơn về loài côn trùng này, bạn đọc hãy khám phá thông qua nội dung bài viết sau đây.
Quá trình ra đời và vòng đời của con ruồi
Để phát triển thành một con ruồi có thể bay đậu khắp nơi, chúng phải trải qua các giai đoạn từ trứng, ấu trùng, nhộng, ruồi trưởng thành. Sau đây là vòng đời cụ thể của loài côn trùng này mà bạn đọc có thể tham khảo.
Giai đoạn trứng
Con cái sau khi giao phối với con đực sẽ đến một nơi khá dơ bẩn để trứng dễ dàng phát triển. Vị trí lý tưởng mà chúng lựa chọn sẽ là chỗ có xác chết động vật, bãi rác, ẩm thấp,…. Khi này ruồi sẽ đẻ khoảng 75 đến 150 quả trứng, màu trắng đục, kích thước khoảng 1.2mm. Trong đó vòng đời của 1 con ruồi có khả cho ra đời từ 500 đến 900 trứng.
Con ruồi ở giai đoạn ấu trùng
Để trở thành ấu trùng, trứng phải mất 1 đến 3 ngày để hoàn thành. Khi này chúng sẽ chui ra khỏi trứng ăn các chất hữu cơ xung quanh nhằm hấp thụ các dưỡng chất, protein tại nơi mà chúng được sinh ra. Kích thước của con ruồi khi đang là ấu trùng khoảng 3 – 9mm và cần trải qua 2 lần lột xác trở lên. Ở giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu của nó là dự trữ năng lượng để tìm thời điểm thích hợp và hóa thành nhộng.
Giai đoạn nhộng
Sau khoảng từ 2 tuần đến 1 tháng dự trữ năng lượng, ấu trùng sẽ lột xác thành nhộng. Lúc này con ruồi sẽ chuyển đến một nơi mát mẻ, khô ráo, không có ánh sáng trực tiếp để tiếp tục sự phát triển của mình. Nhộng ban đầu sẽ có màu nâu sẫm sau đó dần chuyển sang màu nâu đỏ. Trên thực tế nó là một cái kén chứa ấu trùng đang dần tiến hóa thành ruồi, có hình trụ, vỏ cứng, dài khoảng 1.2mm.
Giai đoạn ruồi trưởng thành
Nhộng sẽ tiến hóa thành con ruồi trưởng thành sau khoảng 2 đến 6 ngày với kích thước từ 5 đến 8mm. Đối với con đực thời gian để chúng phát triển là 16 giờ, con cái là 24h. Khi này chúng sẽ đục lớp vỏ nhộng để chui ra ngoài. Trong giai đoạn này ruồi trưởng thành sẽ có khoảng 14 ngày tồn tại. Tuy nhiên chỉ từng ấy thời gian thôi chúng đã có cơ hội sản sinh ra hàng nghìn trứng để duy trì nòi giống.
Các loại ruồi phổ biến thường gặp
Hiện nay, có rất nhiều loại ruồi sinh sống trong đa dạng môi trường khác nhau. Mỗi loài sẽ có những đặc điểm nhận dạng và thói quen riêng biệt. Cụ thể:
Con ruồi nhà – Musca domestica
Ruồi nhà là loài côn trùng mang đến nhiều mầm bệnh nhất con người. Chúng thường bị thu hút bởi các loại thức ăn của con người, gia súc, rác thải, phân cũng như thú cưng xung quanh. Khi bạn nhìn thấy các con ruồi trưởng thành chứng tỏ môi trường sống đang không được vệ sinh. Thậm chí chúng ta còn có thể bắt gặp ấu trùng ngay trong các thức ăn thừa còn sót lại lâu ngày.
Một con ruồi nhà trưởng thành thường dài từ 5 đến 8mm. Ngực màu xám có 4 sọc nhỏ, bụng màu da bò hoặc vàng, trên cơ thể phủ đầy lông. Ruồi có mắt kép phức tạp được bố trí hàng ngàn lớp thấu kính giúp nó có thể quan sát rất rộng. Gân cánh thứ 4 cong và đầu cánh hơi nhọn khiến nó có thể tự ý bay lượn. Ấu trùng của ruồi nhà có màu trắng, nhỏ và có hình giống mũi nhọn ở phần cuối cánh.
Con ruồi trái cây – Drosophila species
Ruồi trái cây có tên là Drosophila species chúng thường xâm nhập vào các loại hoa quả. Đồng thời chúng thời bay lượn tại các cặn hữu cơ lên men trong các vườn trái cây, quán rượu. Con ruồi này thường có màu nâu hoặc vằn, mắt đỏ tươi, bụng hạ xuống thấp khi bay. Loài côn trùng này có xu hướng bay lượn, chậm và có hại đối với những vườn trái cây.
Loại ruồi nhặng xanh – Calliphora vomitoria
Nhặng xanh có tên tiếng Anh Calliphora vomitoria, chúng thường bay lượn ở quanh thùng rác. Loài côn trùng này bị thu hút bởi những loại xác thối, phân thú cưng, động vật chết. Do vậy con ruồi này ẩn chứa nhiều nguy cơ mang mầm bệnh nguy hiểm đối với con người. Tên của chúng được bắt nguồn từ chính màu sắc gần giống với thủy tính có ánh màu xanh.
Con ruồi nhặng trưởng thành có kích thước từ 6 đến 13mm, màu xanh. Chúng sẽ hình thành và phát triển thông qua các giai đoạn gồm trứng – ấu trùng – nhộng. Tuổi thọ của loài côn trùng này khi trưởng thành sẽ kéo dài từ 7 đến 12 ngày.
Ruồi trâu – Họ tabanidae
Ruồi trâu có tập tính sinh sống ở những nơi có nhiều gia súc. Trong đó con cái có xu hướng hút máu trên cơ thể vật nuôi còn giống đực sẽ ăn phấn hoa và mật. Chúng thượng hoạt động vào ban ngày, vết cắn của con ruồi trâu có thể gây ra đau đớn cho người. Bởi phần miệng của nó giống với con dao thu nhỏ và có khả năng rạch da bằng một chuyển động như cây kéo.
Con ruồi trưởng thành có thể đạt kích thước đến 25mm. Nó có màu nâu sậm, mắt xanh màu lá cây hoặc đen. Trong đó giống đực có mắt liền cạnh nhau còn con cái thì 2 mắt cách xa nhau. Đây cũng chính là yếu tố giúp chúng ta nhận biết rõ rệt và phân biệt con đực và con cái.
Con ruồi cống – Psychodidae
Ruồi cống là côn trùng sinh sống ở những nơi có các ống cống, khe, rãnh. Chúng ăn chất hữu cơ, vi khuẩn trên tại môi trường nơi đây. Loài côn trùng này còn được biết đến với những các tên khác như moth fly, drain fly, sewage fly. Thân của con ruồi màu xám, kích thước khoảng 2mm, cánh phủ đầy lông.
Ruồi xám – Sarcophagidae
Ruồi xám có kích thước từ 6 đến 14mm, ngực màu xám nhạt, 3 sọc màu sẫm, bụng có đốm màu sáng sẫm. Nhìn tổng thể con con ruồi này chúng ta sẽ thấy nó giống như hình bàn cờ. Loài côn trùng họ Sarcophagidae này bị thu hút bởi chất thải thối rữa, phân, thức ăn của người. Bởi vậy cơ thể chúng mang nhiều mầm mống gây bệnh nguy hiểm.
Dấu hiệu bị loại ruồi xâm nhập
Để nhận biết sự xuất hiện của con ruồi xâm nhập rất đơn giản, bạn chỉ cần quan sát và đánh giá thông qua các giai đoạn như sau:
- Trứng: Bạn có thể nhận biết sự xâm nhập của con ruồi trong giai đoạn trứng bằng cách nhìn lên trần nhà, mặt tường, ống thoát nước,…. Khi này chúng sẽ ẩn chứa dưới dạng màu trắng với số lượng nhiều, xếp ngay ngắn và liền kề nhau.
- Ấu trùng, nhộng: Đây là giai đoạn con ruồi đang ở trong thời kỳ chúng dần dần tích tụ năng lượng nên có khả năng đục thức ăn rất mạnh. Khi này chúng ta sẽ thấy nó ở những vị trí chất thải, thức ăn thối rữa.
- Ruồi trưởng thành: Khi bạn thấy số lượng lớn con ruồi vo ve quanh khu vực mình sinh sống và làm việc thì chắc chắn là dấu hiệu có sự xâm nhập rõ rệt. Lúc này mọi người hãy kiểm tra lại tất cả đồ ăn, thức uống trong nhà. Sau bản thân hãy làm sạch môi trường sống của mình để tránh chúng sinh sôi, phát triển.
Tác hại và tập tính của loài ruồi
Con ruồi là loài côn trùng sinh sống ở những nơi bẩn thỉu, ẩm ướt, thích ăn xác chết nên chắc chắn mang đến nhiều tác hại. Cụ thể:
Tác hại của con ruồi
Nếu một nơi xuất hiện đầy ruồi thì chắc chắn không hề sạch sẽ mà chúng ta cần phải tránh xa để không bị mắc các mầm mống bệnh nguy hiểm:
- Con ruồi là trung gian gây bệnh truyền nhiễm cho con người.
- Chúng thích ăn phân của người, động vật, xác chết động thực vật, rác thải.
- Ruồi còn mang phiền toái cho con người như bu bám vào cơ thể, bay lượn xung quanh gây tiếng ồn.
- Chúng có thể di chuyển bệnh từ người này qua người khác bằng cách đậu lên thức ăn thừa, rác thải.
- Con ruồi gây hại cho con người bằng cách truyền các loại bệnh như tiêu chảy, nấm Salmonella.
- Một số loài ruồi còn hút máu gia súc khiến chúng bị giảm cân và gây ra đau đớn.
- Ruồi trái cây khiến cho hoa quả nhanh bị hư hỏng, thối rữa.
Tập tính của con ruồi
Ruồi có tập tính vừa ăn, vừa nôn, thải thức ăn ra ngoài. Trong chất nôn này có chứa nhiều mầm bệnh, bám trên cơ thể và được chúng vận chuyển sang nơi khác. Đa phần con ruồi thường hoạt động vào ban ngày với khả năng bay khá xa. Trung bình một ngày chúng sẽ ăn từ 2 đến 3 lần nhưng số lượng có thể tăng lên nếu chưa no. Vào ban đêm chúng sẽ đậu và nghỉ ngơi ở sàn, trần nhà, dây phơi, dây điện,….
Một số cách kiểm soát và phòng chống loài ruồi
Để kiểm soát và phòng chống con ruồi xâm hại chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những cách không tốn phí. Bạn chỉ cần bỏ thời gian ra để thực hiện các điều cơ bản sau đây:
- Bạn hãy đóng cửa nhà lại để tránh cho con ruồi có lối vào.
- Chúng ta có thể lắp lưới chắn vào những nơi như cửa sổ, khu vực bếp, đổ rác.
- Mọi người hãy nhớ đậy kín thức ăn bởi con ruồi thường bị thu hút bởi thực phẩm xung quanh nhà bạn.
- Bạn hãy thường xuyên dọn dẹp thực phẩm, chất lỏng sau khi chế biến đồ ăn tại nhà bếp.
- Người dân cần đảm bảo tất cả thùng rác đều có nắp đậy kín nhằm tránh cho con ruồi bay vào.
- Thảm chùi chân cần được vệ sinh sạch sẽ, giặt sạch hoàn toàn mỗi tháng để vi khuẩn không thể bám trụ.
- Nếu bạn nuôi thú cưng trong nhà cần phải dọn dẹp sạch sẽ để những con ruồi không có cơ hội xâm phạm.
- Đồ dùng có chứa nước cần được đậy nắp vừa vặn, tránh để đọng nước, tạo tạo cơ hội cho ruồi sinh sản.
- Con ruồi thường bị thu hút bởi các chất thải hữu cơ như phân và thịt thối nên bạn hãy vệ sinh môi trường sống của mình thật sạch sẽ.
- Ruồi trái cây bị thu hút bởi các loại trái cây chín, nước ngọt, rượu nên chúng ta hãy bảo quản hoa quả ở những nơi kín đáo, sạch sẽ.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu khái quát về con ruồi cùng những biện pháp phòng chống chúng xuất trong môi trường sống của con người. Đây là loài côn trùng tiềm ẩn nhiều mầm mống gây bệnh nguy hiểm. Bởi nó thường sinh sống ở nơi ẩm ướt và ăn những thực phẩm ôi thiu, xác chết động thực vật.