Trong số các loài côn trùng gây hại nhiều cho môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người không thể không nhắc đến con muỗi. Chúng có tốc độ sinh trưởng vô cùng nhanh chóng và là nguyên nhân dẫn đến các dịch bệnh nguy hiểm bùng phát. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn hãy tham khảo ngay những nội dung bổ ích được chia sẻ trong bài viết hôm nay nhé.
Đặc điểm sinh thái và sự ra đời của con muỗi
Con muỗi có tên khoa học là Aedes Aegypti, là một loài côn trùng thuộc họ Culicidae, bộ hai cánh và xuất hiện trên trái đất từ 170 triệu năm về trước. Tùy thuộc vào từng loại cụ thể mà kích thước của chúng sẽ khác nhau nhưng không đến vài mm và trọng lượng khoảng 2 – 2,5 mg. Ở điều kiện bình thường, các cá thể sẽ bay với tốc độ 1,5 – 2,5 km/h.
Loài côn trùng này sinh sống chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ, vũng nước đọng hoặc những nơi ẩm ướt. Đến thời điểm sinh sản, chúng đẻ trứng xuống nước và nở ra ấu trùng gọi là bọ gậy, rồi phát triển qua giai đoạn nhộng mới tạo nên con muỗi trưởng thành. Trong suốt quá trình này, nó sẽ bổ sung dinh dưỡng bằng tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật. Sau này, các cá thể đực chỉ ăn nhựa cây và hoa quả, không hút máu như giống cái.
Sở dĩ có sự khác biệt này vì cá thể cái cần protein để đẻ trứng. Chúng thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối với tiếng kêu vo ve gây khó chịu. Còn phần vòi của con muỗi đực được cấu tạo khá dày, khó xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Cacbon dioxit trong hơi thở, mùi cơ thể, tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao sẽ kích thích và gây sự chú ý cho loài công trùng này.
Tìm hiểu về vòng đời phát triển của con muỗi
Để phát triển thành con muỗi trưởng thành, loài này cần phát triển của 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. So với các loại côn trùng khác thì vòng đời của chúng khá phức tạp, nhưng tuổi thọ rất ngắn chỉ từ 2 -4 tuần. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào điều kiện môi trường có thuận lợi hay cho nó sinh trưởng hay không.
Trứng
Sau khi được hút máu từ người hoặc các loài động vật khác, con muỗi cái bắt đầu nhiệm vụ đẻ trứng. Số lượng trung bình cho mỗi lần thực hiện của chúng từ 100 – 200. Nhìn chung mỗi cá thể sẽ có khoảng 5 lần sinh sản đời ngắn 2-4 tuần.
Tuy nhiên, số lượng trứng của con muỗi trong mỗi lần phụ thuộc vào lượng máu hút được. Chúng sẽ chọn những môi trường ẩm ướt hoặc các khu vực có khả năng bị ngập nước như gốc cây, thùng phi, chai, chậu,… để đẻ và sau 2 ngày nếu khí hậu ấm áp sẽ nở.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn như lạnh giá, hoặc nhiệt độ tăng quá cao sẽ mất khoảng 1 tuần cho trứng nở. Đặc biệt, nếu không gặp được nước sớm có khi phải mất đến hàng năm trời ấu trùng của chúng mới được ra đời.
Ấu trùng
Ấu trùng của con muỗi còn được gọi là lăng quăng hay bọ gậy. Sau khi nở ra từ trứng, chúng sẽ dành hầu hết thời gian trong giai đoạn này để sống trên bề mặt nước và ăn tảo, vi khuẩn, các vi sinh vật. Trung bình, mỗi cá thể sẽ trải qua 4 lần lột xác để phát triển lớn hơn rồi mới biến thành nhộng.
Để có thể sống trên mặt nước, các ấu trùng muỗi đã được cấu tạo thêm phần ống siphon ở cuối phần đuôi và treo lộn ngược để thở. Tuy nhiên điều này không áp dụng với loài Anophen vì chúng có lỗ trao đổi khí riêng trên da.
Nhộng
Nhộng giai đoạn thứ phát triển thứ 3 trong vòng đời của loài côn trùng này. Sau 2 ngày chúng sẽ xé tan phần kén bao bọc bên ngoài và trở thành một con muỗi thực thụ. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ, nó gần như bất động và chỉ phản ứng với các kích thích.
Trên thực tế không phải lúc nào nhộng cũng bước sang giai đoạn cuối cùng của vòng đời sau 2 ngày. Chỉ khi đến thời điểm thích hợp, con muỗi đã phát triển đủ các bộ phận mới phá lớp kén bảo vệ và nuốt không khí để mở rộng bụng, cánh và đầu chui ra ngoài.
Con muỗi trưởng thành
Chỉ có những cá thể đã phát triển đầy đủ chức năng cơ thể và phá được kén ra ngoài mới bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành. Lúc này, các con muỗi cái sẽ đi tìm kiếm bạn tình để bắt đầu tiến hành giao phối.
Nhìn chung, những con muỗi cái sẽ có vòng đời dài hơn, từ 20-40 ngày. Với cá thể đực thời gian này sẽ rút ngắn lại còn 9-12. Để sinh sản và tăng số lượng nhanh chóng nhất, chúng cần tích cực hút máu người và các loài động vật khác để tăng số lượng trứng đẻ ra nhanh chóng.
Một số lầm tưởng khi xem nhẹ việc bị muỗi cắn
Con muỗi là loài vật trung gian, mang trong mình nhiều loại ký sinh trùng, virus,… gây bệnh nguy hiểm cho người và các loài động vật khác thông qua việc hút máu. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa ý thức được sự nghiêm trọng từ loại côn trùng này và còn xem nhẹ một số vấn đề sau khi bị chúng đốt:
Mắc các bệnh do con muỗi đốt một lần sẽ không bị lại
Loài côn trùng này có thể truyền rất nhiều loại bệnh khác nhau và không phải lúc nào cơ thể con người cũng tạo được miễn dịch suốt đời để không tái lại. Ngoài ra, các chủng virus hiện nay biến đổi không ngừng để thích nghi với môi trường sống mới nên trong một số trường hợp chúng còn kháng được cả thuốc điều trị. Vì vậy, nếu bạn chủ quan với sức khỏe của mình sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh thuyên giảm khi không còn xuất hiện triệu chứng
Thông thường, những bệnh như sốt xuất huyết do bị con muỗi đốt thường đi kèm các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, nổi đỏ ngoài da,… Nhiều người sẽ chủ quan nếu thấy những dấu hiệu này đã biến mất và tin rằng cơ thể đang phục hồi nhanh chóng.
Tuy nhiên đây có thể là cảnh báo về việc tình trạng bệnh của bạn đang trở nặng và phá hủy dần nội tạng bên trong. Ví dụ như ở một số người bị sốt xuất huyết không có biểu hiện bên ngoài như vỡ mạch máu dưới da, nổi đỏ,… nhưng trên thực tế các bộ phận của cơ thể đang bị virus tàn phá nghiêm trọng.
Bị con muỗi cắn chỉ cần uống các loại thuốc kháng viêm
Phần lớn các loại bệnh phát sinh do bị con muỗi cắn thường dẫn phát sinh các triệu chứng như đau mỏi đầu, cơ, khớp,… Lúc này, nhiều người thường lựa chọn dùng Aspirin và Ibuprofen – thuốc khám viêm để làm điều trị.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ thì loại thuốc này sẽ khiến cho tình trạng của người mắc bệnh do con muỗi đốt trầm trọng hơn. Trong một số trường hợp, nó còn có thể gây xuất huyết dạ dày hoặc ngăn sự kết tập tiểu cầu khiến cho cơ thể dễ chảy máu.
Môi trường sạch sẽ không xuất hiện con muỗi bị bệnh
Loài côn trùng này có thể sinh sống trong nhiều môi trường khác nhau, kể cả bị ô nhiễm hoặc không. Ngoài ra, trong vòng đời của mình, chúng có thể di chuyển tối đa lên đến 2km và đẻ trứng liên tục ra xung quanh. Vì vậy, rất khó để bạn chắc chắn rằng con muỗi đốt mình không nhiễm bệnh nên cần chủ động phòng tránh từ trước.
Những cách hay giúp bạn hạn chế bị muỗi đốt
Có rất nhiều cách để mọi người phòng tránh việc bị đốt, thậm chí hạn chế sự sinh sôi nảy nở nhanh chóng của con muỗi trong môi trường xung quanh. Những phương pháp cụ thể để chúng ta thực hiện như sau:
Giữ vệ sinh nơi ở và xung quanh thường xuyên
Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, đọng nước là điều kiện lý tưởng cho con muỗi sinh sản và phát triển nhanh chóng. Để hạn chế tình trạng này, mọi người cần phải thường xuyên dọn dẹp nhà ở và không gian xung quanh, không để ao tù, chum vại, đổ hết rác, đặc biệt là đồ hữu cơ,…
Sử dụng các sản phẩm đuổi muỗi
Dùng tinh dầu sả, cam, chanh,… có tác dụng rất tốt trong việc xua đuổi loài côn trùng này ra khỏi nhà rất tốt, lại an toàn cho sức khỏe của con người. Bạn có thể xịt chúng vào những góc khuất trong nhà hoặc xông lên hàng ngày còn tạo được sự thơm mát, dễ chịu cho không gian sống.
Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm như thuốc phun xịt hoặc kem bôi có thành phần hóa chất bên trong để làm con muỗi chết hoặc không dám bay đến gần. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người nên bạn cần lựa chọn kỹ càng, không dùng loại trôi nổi.
Dùng biện pháp cơ học
Ngoài những cách trên, bạn có thể sử dụng đến các biện pháp cơ học an toàn hơn, ví dụ như làm lưới cản con muỗi bay vào nhà, hoặc mắc màn khi ngủ thường xuyên,… Do đặc tính của loài này hoạt động chủ yếu vào ban đêm nên mọi người cần đóng chặt cửa, đồng thời chặn các khe hở để chúng không thể xâm nhập.
Một số bí kíp hiệu quả để tiêu diệt con muỗi
Khi đã biết rõ về con muỗi, bạn sẽ hiểu rằng loài côn trùng này có thể sức sinh sản và phát triển vô cùng khủng khiếp. Vì thế, nếu không có biện pháp để tiêu diệt thì chỉ trong thời gian ngắn số lượng của chúng sẽ tăng lên nhanh chóng, gây nhiễm bệnh trên phạm vi rộng. Sau đây là một số bí kíp hiệu quả mọi người nên áp dụng, cụ thể như:
Nuôi thiên địch của con muỗi
Ngoài tự nhiên luôn có rất nhiều loài động vật là thiên địch của con muỗi. Sự xuất hiện của chúng sẽ tạo ra sự cân bằng cho chuỗi thức ăn và hệ sinh thái, ví dụ như
- Nuôi cá, chuồn chuồn ăn ấu trùng và lăng quăng, bọ gậy trên mặt nước.
- Thằn lằn, thạch sùng và dơi có khả năng bắt và tiêu diệt ăn muỗi trong nhà.
Cải tạo môi trường xung quanh
Để con muỗi không phát triển trưởng thành, các bạn có thể tiêu diệt chúng ngay từ những giai đoạn đầu tiên của vòng đời, ví dụ như khi đang là ấu trùng sống trong nước. Mọi người chỉ cần thu dọn môi trường sạch sẽ để không chứa nước mưa đọng, đổ rác thải sạch sẽ, phát quang cây cối, bụi rậm,…. Làm như vậy sẽ khiến loài côn trùng này không có chỗ trú và sinh sản.
Dùng máy đuổi con muỗi
Loại máy này sẽ dùng năng lượng điện và nguồn sáng từ tia UVA với bước sóng lớn hoặc mùi hương đặc biệt,… để thu hút các con muỗi xung quanh bay vào để tiêu diệt bằng cách đốt nóng. Một số loại khác sử dụng sóng âm tần tác động lên thần kinh khiến chúng không dám lại gần và phải di chuyển đến nơi khác ở.
Lời kết
Vậy là những thông tin cơ bản nhất về con muỗi đã được cung cấp cụ thể đến độc giả qua bài viết hôm nay. Sự sinh sôi và phát triển nhanh chóng của loài côn trùng này đang đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cũng như cuộc sống con người. Vì thế, mỗi chúng ta cần có những biện pháp mạnh tay để xử lý muỗi hiệu quả.