Sâu gạo là loài vật tự nhiên tồn tại trong hệ sinh thái và góp phần không nhỏ trong việc duy trì hệ sinh thái bởi những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên loài sinh vật này cũng có những tác hại rất ghê gớm.
Giới thiệu nguồn gốc, tên gọi của sâu gạo
Sâu gạo là nguồn thức ăn dồi dào cho những loài chim và đồng thời cũng đem đến những tác hại to lớn cho con người. Sâu gạo hay còn được biết đến với cái tên sâu quy có tên tiếng anh Zophobas morio hoặc Super worm là một sinh vật thuộc họ sâu Tenebrionidae.
Ấu trùng trùng của họ Tenebrionidae được gọi là sâu gạo, chúng sống ngoài môi trường tự nhiên của nước ta. Đây là loài sâu có số lượng lớn và có thể sinh sản rất nhanh trong môi trường tự nhiên. Loài sinh vật này được phát hiện lần đầu tiên tại các vùng Nam và Trung châu Mỹ. Vẫn chưa có bằng chứng chứng tỏ được loài sâu này đã du nhập vào nước ta từ lúc nào.
Đặc điểm của sâu quy
Sâu gạo là nguồn thức ăn cho rất nhiều loài sinh vật khác như chim, gà và một số loài sinh vật khác. Đây là loài sâu dễ nuôi, dễ sinh trưởng ngoài tự nhiên chính vì thế mà nó được rất nhiều doanh nghiệp nuôi trồng tạo ra nguồn thức ăn khổng lồ.
Ấu trùng của loài sâu này có khích thướt khá lớn, xấp xỉ gần 60 milimet. Khi sâu quy trưởng thành chúng sẽ lột xác trở thành nhộng và cuối cùng là thành loài bọ cánh cứng đen gây hại cho nhiều cây trồng ở Việt Nam.
Để có thể giữ được khoảng thời gian ở giai đoạn sâu của loài vật này được lâu, người ta thường đặt chúng ở những nơi có ấu trùng đông đúc hoặc có thể đặt ở môi trường nhiều thức ăn.
Sở dĩ làm như vậy là vì sâu gạo có đặc tính sẽ tạm thời ngưng phát triển trong môi tường chật hẹp. Loài sinh vật này có giá trị dinh dưỡng rất cao, ở một số nơi nó còn được làm thức ăn cho người.
Thức ăn của sâu gạo
Sâu gạo có số lượng rất lớn trong tự nhiên chính vì thế mà nhu cầu thức ăn của loài này cũng khá là đơn giản. Thức ăn của loài này rất dễ tìm thấy chủ yếu là có sẵn trong tự nhiên. Các loại thức ăn mà sinh vật này thường ăn có thể kể đến như cám lúa, trấu, các loại hoa quả chín.
Ngoài ăn các loại thức ăn trên sâu quy còn ăn các xác chết của các loài động thực vật khác đã và đang trong quá trình phân hủy. Hơn thế nữa nếu đặt trong môi trường thiếu thức ăn, loài sinh vật này có thể ăn luôn cả đồng loại của nhau để sinh tồn.
Giá trị dinh dưỡng của sâu gạo
Ngày nay, việc tận dụng sâu gạo làm nguồn thức ăn cho các loài sinh vật khác đã không còn quá xa lạ, trong đó có cả con người. Ở những nơi nuôi chim cảnh, cá cảnh thì sâu quy là nguồn thức ăn hàng đầu mà các cá nhân, tập thể này hướng tới bởi nguồn dinh dưỡng mà loài vật này đem lại là cực kì to lớn.
Chính vì vậy mà hiện nay rất nhiều bộ phận người dân đã âm thầm nuôi sâu gạo và bán ra thị trường, qua đó đem về cho họ những khoản lợi nhuận khổng lồ. Ở mỗi con sâu có chứa 1 nguồn dinh dưỡng dồi dào, khá tốt cho sự phát triển của các loài sinh vật khác. Đây là loại thức ăn mà các loài chim, gà hay cá cực kì thích thú.
Hàm lượng chất dinh dưỡng mà sâu quy chứa rất cao, mỗi con chứa khoảng 60% lượng chất béo, 40% lượng chất đạm. Ngoài ra, khi tiêu thụ loài sâu này, các loài động thực vật còn được cung cấp khoảng 0,1 đến 0,2 miligam chất calcium, một chất dinh dưỡng rất quan trọng trong sinh vật.
Hướng dẫn cách nuôi sâu gạo
Để có thể nuôi được loài sâu gạo, đáp dứng được nhu cầu về số lượng cũng như về chất lượng đòi hỏi người nuôi cần có phương pháp nuôi sâu một cách hợp lí để sâu có thể khỏe mạnh, đạt nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Sau đây là cách nuôi loài sinh vật này một cách tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.
Những dụng cụ để nuôi sâu
Để có thể nuôi sâu gạo một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất bạn cần chuẩn bị 1 cái lồng thủy tinh lớn nhỏ thùy theo số lượng giống mà bạn muốn nuôi. Bình thủy tinh này cần có nhiều lỗ để cho sâu quy sinh sống, nếu bình thủy tinh không có lỗ bạn cần đục lỗ cho bình.
Sau đó bạn lấy một tấm lưới có lỗ nhỏ và lót phía trong bên dưới bình thủy tinh cách bình một khoảng từ 3 đến 4 cm. Với kĩ thuật này khi nuôi sâu sẽ hạn chế được tối đa số lượng sâu chết do không gian quá chật, đáp ứng được số lượng cũng như chất lượng của loài vật này.
Kĩ thuật này con giúp sâu con sau khi sinh sản có thể tách rời mẹ của nó một cách nhanh chống mà không làm bất cứ con giống nào chết đi. Việc bạn cần làm là áp dụng phương pháp này để có được kết quả tốt nhất có thể.
Chuẩn bị con giống chất lượng
Để có được những con sâu gạo sau khi trưởng thành to, tròn, chất lượng, mang dinh dưỡng cao điều bạn không thể bỏ qua đó là lựa chọn nguồn giống sâu gạo chất lượng nhất có thể. Bạn nên tham khảo trước những điểm bán sâu gạo trước khi mua về chất lượng cũng như giá thành mà đại lí đó cung cấp có phù hợp với khả năng và mục đích của mình không.
Có thể là bạn chưa biết, ở những nơi bán chim cảnh và cá cảnh luôn có dự trù nguồn sâu quy chất lượng với giá cả phải chăng, bạn cso thể tới đó và hỏi mua. Việc lựa chọn đúng và chính xác giống sâu là yếu tố quan trọng nhất xác định việc nuôi sâu của bạn có thành công hay không.
Cách nuôi
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ môi trường sống cho sâu cũng như giống sâu chất lượng thì chúng ta cùng tiến hành quá trinh nuôi sâu nào. Việc nuôi sâu gạo khá là đơn giản, xoay quanh 3 quá trình trưởng thành của sâu.
Con sâu sẽ phát triển thành nhộng, nhộng sẽ phá kén thành bọ cánh cứng và bọ cánh cứng sẽ sinh sản ra sâu quy. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại vô tận miễn là bạn cung cấp đủ nguồn thức ăn cho sâu quy. Bạn cần tìm nơi thoáng mát, có ít ánh nắng mặt trời để sâu phát triển.
Đây là môi trường lí tưởng nhất cho sự phát triển của sâu. Về nguồn thức ăn cho sâu con bạn chỉ cần chuẩn bị cám cho sâu ăn là được. Với chế độ dinh dưỡng và điều kiện nuôi như trên thì khoảng 8 đến 10 ngày sâu sẽ bắt đầu hóa nhộng. Việc bạn cần làm lúc này là tiếp tục cung cấp thức ăn cho sâu và đợi sâu phá kén thành bọ cánh cứng.
Sau khi phá kén thành bọ cánh cứng, lúc này là lúc sâu sẽ được sinh ra, bạn cần cung cấp cho bọ đầy đủ thức ăn cần thiết để nó sinh sản. Ngoài ra bạn cần cung cấp cho bọ một số loại rau, củ quả có nhiều nước để bọ có thể sinh sản một cách tốt nhất.
Những nguy cơ gây hại tiềm ẩn của sâu gạo
Hiện nay nghề nuôi sâu gạo là một nghề khá phổ biến ở Việt Nam, việc nuôi loài sâu này liệu rằng có đem lại nguy cơ tiềm ẩn nào không? Vấn đề này hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng vì có người cho rằng lợi ích mà sâu đem lại là không thể bàn cãi nên cho dù có nguy hại đôi chút cũng có thể chấp nhận được.
Tuy có nguồn gốc từ châu Mỹ, tuy nhiên loài sinh vật này chủ yếu được lấy số lượng chủ yếu từ anh bạn tỉ dân sát biên giới nước ta- Trung Quốc. Việc nhập số lượng lớn sinh vật này cũng như là nuôi chúng ở quy mô lớn sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái vốn có của tự nhiên.
Chính vì vậy sự lo ngai về nguy cơ của loài sinh vật này là hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên hiện nay ở nước ta vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào có hại liên quan đến loài sâu này. Nhưng cũng đừng quên rằng, trong khẩu phần thức ăn của loài sâu này có các loại trái cây, hoa, quả.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như lượng thức ăn của loài sâu này đột nhiên biến mất? Chính vì vậy cần hạn chế việc nuôi sâu gạo dẫn đến môi trường sống của các loài khác bị thu hẹp đi. Hơn hết khi nuôi loài sâu này ở số lượng lớn sẽ không thể tránh khỏi việc dịch bệnh dẫn đến việc chết hàng loại. Khi chết loài sâu này sẽ bốc mùi rất hôi, đây là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường khí.
Thực đơn của phi hành gia Trung Quốc có sâu gạo?
Sâu gạo được biết đến như là nguồn thức ăn tự nhiên ưa thích của các loài chim, các loài cá trong đó có cả con người. Chắc hẳn đây là lần đầu tiên bạn nghe về việc con người ăn loài sinh vật này? Vâng, đúng là như vậy, sâu gạo là món ăn có trong thực đơn của các phi hành hành gia Trung Quốc.
Theo các nhà chức trách của cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc, sâu gạo quả thực là một trong những món có trong thực đơn của các phi hành gia bởi nguồn dinh dưỡng mà loài vật này đem lại là rất lớn. Ở đó người ta xây cả một căn phòng kín rộng lớn để thuận tiện cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc sâu nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của các phi hành gia nước họ.
Các phi hành gia Trung Quốc có thể ăn sâu gạo có nêm nếm gia vị trong vòng 105 ngày mà không có dấu hiệu ngán. Có thể thấy đây dường như là một món ăn khoái khẩu, cực kì ngon miệng của họ.
Các nhà khoa học của nước họ còn nghiên cứu và chỉ ra rằng loài vật này có thể thay thế các bữa ăn truyền thống và cung cấp tới 75% lượng protein mà cơ thể cần để duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động. Những chú sâu khi được đưa vào thực đơn cho các phi hành gia được làm sạch và chế biến rất kĩ càng, nguồn thức ăn chính của loài sâu thường là cây hoặc lá cây.
Kết luận
Sâu gạo là nguồn thức ăn dồi dào của các loài sinh vật và là loài vật tồn tại để cân bằng hệ snh thái. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể tìm ra được cách nuôi sâu phù hợp cũng như hiểu rõ thêm về loài vật này.