Ong bắp cày thường được xem là loài gây hại, có bản tính hung dữ và hay tấn công con người. Chúng được xuất hiện nhiều ở các vùng nhiệt đới, đây là nơi có khí hậu thích hợp để chúng sinh trưởng và phát triển. Ong bắp cày được xem là thiên địch số một của loài nhện độc phổ biến nhất châu Úc, chúng có mặt hầu như ở tất cả mọi nơi trên lục địa châu Úc. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về đặc tính cũng như đặc điểm nhận dạng của loài ong này.
Nguồn gốc của ong bắp cày
Mặc dù có nguồn gốc từ châu Á, nhưng ong bắp cày có mặt ở hầu như tất cả mọi nơi. Chúng được phát hiện vào cuối năm 2019 tại Washington, nổi tiếng với chiếc vòi nhọn có sự châm chọc ghê gớm. Nọc độc của chúng là một loại nọc cực độc, có khả năng giết người ghê gớm.
Ong bắp cày là loài sinh trưởng tự nhiên trong môi trường nhiệt đới quanh năm, chúng thường làm tổ trên các cành cây, trên các thân cây cao, mái hiên hoặc ban công., có loài làm tổ dưới đất. Là loài động vật có đời sống xã hội , nên ong thường làm một chiếc tổ lớn, mỗi bầy đàn của chúng có thể lên tới hơn 5.000 con ong.
Ong bắp cày sinh sống trong môi trường ôn đới, tổ của chúng sẽ chết vào mùa đông. Ong chúa sẽ cuộn mình vào tổ của mình để ngủ đông hoặc phủ quanh một lớp lá để đợi tới mùa xuân. Đây là mùa sinh sản của chúng, thường dao động vào khoảng tháng 9 – tháng 10.
Loài ong này chính là mối đe dọa lớn tới sự cân bằng hệ sinh thái, bởi loài ong này còn có loài kí sinh trên cơ thể của loài động vật khác. Với bản tính hung dữ và hiếu chiến, loài ong này còn bị xem là loài xâm lấn vô cùng phá hoại đối với môi trường tự nhiên.
Đặc điểm nhận dạng
Khác với những loài ong khác, ong bắp cày có chiều dài và kích thước khá to, phần bụng dưới nhọn và có chiếc eo nhỏ. Chúng có màu sắc rất đa dạng, từ màu vàng sọc nâu đến màu xanh kim loại và đỏ tươi.
Ong bắp cày có tập tính sống đơn lẻ, các loài ong khác dùng nọc độc của mình để bảo vệ bản thân, thế nhưng loài ong này dùng nọc độc của mình để tấn công. Loài ong này có số lượng đông đảo và đa dạng nhất, được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, với nhiều loại ong có màu sắc khác nhau. Chúng sẽ sinh sản vào mùa xuân, ong chúa là con duy nhất có khả năng giao phối và sinh nở trong đàn.
Tới mùa xuân chúng sẽ di chuyển nơi khác để làm tổ, đảm bảo an toàn cho bầy đàn. Đây là thời điểm ong này cực kỳ hung dữ nhất, tuyệt đối không nên lại gần chúng. Bên cạnh những rắc rối mà chúng gây ra cho các loài khác, thì chúng có có ích cho con người trong việc bảo vệ mùa màng.
Sự khác biệt với những loài ong hoàn toàn khác
Ong bắp cày có thân hình to hơn những loài ong khác và chúng có nhiều màu sắc đa dạng khác nhau. Trong khi các loài khác dùng các loại sáp để xây tổ, thì ong này dùng hàm dưới của mình để nhai những sợi gỗ vụn trộn với nước bọt để làm tổ.
Loài ong này có chiếc eo khá nhỏ còn được gọi là cuống lá, phần bụng dưới nhọn, phần thân này tách biệt riêng với ngực và bụng. Vì bản tính hung dữ nên chúng dùng nọc độc của mình để tấn công, hầu như tất cả côn trùng trên thế giới đều có thể là con mồi của loài ong này.
Những mối nguy hại của loài ong
Loài nào cũng có những lợi ích và mối nguy hại của nó, loài ong bắp cày này quá nổi tiếng với với sự nguy hiểm đến từ nọc độc của chúng,. Nọc độc của loài ong này có thể bị sốc, tê liệt thần kinh,nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Thực tế nếu bị ong đốt 1-2 mồi sẽ không sao,nhưng nếu nhiều hơn chất độc sẽ lan nhanh và ngấm vào cơ thể.
Chúng thường đi săn riêng lẻ, khi gặp nguy hiểm chúng sẽ tiết ra một loại hooc môn để cầu cứu những con ong ở gần đó và bắt đầu tấn công nạn nhân. Tuy vậy chỉ có ong cái mới có nọc độc tấn công và săn mồi, ong đực thì không sở hữu cơ quan này nên chúng ít khi rời khỏi tổ.
Vào mùa sinh sản những con ong bắp cày di chuyển theo đàn lớn, tàn phá tổ ong mật, giết ong thợ và ăn nhộng con. Đây chính là mối đe dọa lớn cho ngành nông nghiệp, mặt khác việc thiết hụt ong mật sẽ làm ảnh hưởng đến thụ phấn cho cây. Điều này sẽ là một thiệt hại lớn đối với ngành nông nghiệp nếu chúng ngày càng lớn mạnh.
Thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể là nguyên nhân gây gia tăng số lượng loài ong này, cùng với đó quá trình đô thị hóa diễn ra nhiều hơn, khiến diện tích nơi ở của chúng bị thu hẹp. Khiến chúng trở nên hung hăng hơn và có thể tấn công lại con người.
Lợi ích của ong bắp cày
Bên cạnh những mối nguy hại mà chúng đem đến, ong bắp cày cũng mang đến nhiều lợi ích cho con người. Chúng ăn hầu hết tất cả côn trùng trên Trái đất, trong đó có nhiều loại côn trùng có hại. Loài ong này góp phần bảo vệ mùa màng và kiểm soát nhiều loại dịch bệnh mà côn trùng đem đến.
Theo dân gian truyền miệng, nọc của ong có thể chữa được các bệnh về xương khớp và đau đầu nhưng chỉ châm chích 1-2 mũi. Các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng phân tử Polybia – MP1 có trong loài ong này có thể ức chế nhiều dạng ung thư tế bào khác nhau mà không làm tổn hại đến tế bào lành tính.
Cách xử lý khi bị ong đốt
Ong có vai trò rất lớn đối với việc thụ phấn cho cây trồng, tuy nhiên nếu bị ong đốt và không biết cách xử lý cũng rất là nguy hiểm.
Khi bị ong bắp cày đốt nhẹ, bạn sẽ có các triệu chứng : nổi mề đay, cơ thể mệt mỏi, tay chân lạnh, tiểu đỏ, tiểu ít. Còn nặng bạn sẽ cảm thấy chóng mặt và buồn nôn sau đó sẽ dần dần hôn mê.
Nếu bị ong đốt, dùng nhíp khều nhẹ vòi chích ra, tránh nặn ép bằng tay sẽ làm an nọc độc ra vùng khác. Rửa sạch vùng mà bạn bị chích bằng xà bông và nước ấm , đắp băng lạnh lên trên bề mặt vết cắn để giảm đau, sau đó đưa đến sở ý tế gần nhất.
Đề phòng ong đốt bằng cách tránh mặc những quần áo có màu sắc sặc sỡ khi vào trong rừng hay vào những nơi nuôi ong. Trên cây thường là những nơi làm tổ của ong, chính vì thế không nên leo trèo để bị ngã đụng đúng vào tổ của chúng, chúng sẽ tấn công bạn ngay lập tức.
Những loại ong hay gặp thường ngày
Bên cạnh loài ong bắp cày này, có những loài ong gần gũi trong đời sống hằng ngày mà chúng ta thường bắt gặp ít gây hại cho con người như:
- Ong vàng : mình thon nhỏ, thân dài, có màu vàng toàn thân, hay làm tổ ở trên cây hoặc dưới mái nhà tranh. Loài ong này chích bị ngứa nhẹ và không gây nguy hiểm.
- Ong mật : Trên đầu có lông xù, thân hình thon nhỏ, trên bụng có khoanh nâu xen kẽ khoanh đen. Loài ong này chủ yếu lấy mật, nó sẽ không tấn công con người nếu như không đụng chọc vào chúng.
- Ong bầu : Có thân hình to tròn, có lông, khi bay sẽ phát ra tiếng ồn, ong bầu sẽ giúp ích cho quá trình thụ phấn của cây trồng.
- Ong vò vẽ : là loại ong quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở miền quê và đồi núi. Loài ong này cũng thuộc họ hàng ong này, ngòi của chúng không có ngạnh không liên kết sâu vào cơ thể. Chính vì thế chúng có thể châm chích nhiều lần mà không bị mất ngòi.
Sự thật thú vị về ong bắp cày
Ong bắp cày cũng có cuộc sống vất vả, không nhà hạ như chúng ta nghĩ, sau khi sống sót qua mùa đông chúng phải tìm nơi ở mới để làm tổ, gây dựng lại một thuộc địa mới. Thức ăn chủ yếu của chúng là nhựa cây, và các loài côn trùng khác nhau, nhưng thực tế cho thấy món ăn yêu thích của loài ong này lại chính là đồng loại của chúng.
Ong đẻ mùa xuân
Ong sẽ xây tổ và đẻ trứng vào mùa xuân, ong chúa sau khi thụ tinh xong sẽ qua đời để lại một loạt trứng đã thụ tinh. Trứng sẽ nở trong vòng từ 4 đến 7 ngày, đây sẽ là thế hệ ong chúa và ong thợ mới, như thế số lượng ong trong tổ lại gia tăng lên cực kỳ nhanh chóng.
Ong bắp cày cực kỳ độc
Hầu hết các loài động vật đều tránh xa loài ong này, bởi vì chúng không muốn bị vạ lây với chiếc nọc độc của ong. Loài ong này thường được chia làm 2 nhóm chính : xã hội và đơn lẻ. Những con ong sống kiểu xã hội chỉ chiếm khoảng hơn 1.000 loài và bao gồm cả những con ong xây tổ như ong bắp cày sừng vàng.
Bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu va phải những chú ong này, nếu không may đụng vào tổ ong của chúng thì hãy chạy thật nhanh tìm chỗ nào đó kín để trốn. Không nên nhảy xuống nước để trốn, chúng sẽ lượn lờ trên bờ đợi bạn ngoi lên khỏi mặt nước để chích.
Có khả năng cứu đồng loại
Khoa học đã chứng minh rằng những con ong này không có khả năng truyền tin cho nhau, nhưng chúng có khả năng tiết ra một loại hooc môn để cầu cứu đồng loại. Bằng một cách nào đó chúng vẫn tồn tại đến ngày hôm nay, hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về loài ong này cũng như học được khả năng tự vệ và phòng tránh bị chúng tấn công.
Kết luận
Ong bắp cày khổng lồ thật sự là cơn ác mộng khủng khiếp đối với con người bởi nó có khả năng giết người chỉ trong nháy mắt. Loài này nổi tiếng với với cái tên gọi ong sát thủ, đủ để thấy được mức độ nguy hiểm của nó. Ong có thân hình to béo, ở điều kiện sinh trưởng tốt hơn những con ong bắp cày này có thể phát triển lến tới 20cm về chiều dài.