Các loại lưới chắn côn trùng được xem như “cứu tinh” cho các ngành trồng trọt , chăn nuôi, thủy sản nhờ công dụng ngăn chặn côn trùng hiệu quả của chúng. Hãy cùng khám phá bài viết để có thể chọn cho mình một tấm lưới chắn con côn trùng phù hợp nhất nhé.
Giới thiệu chi tiết nhất về lưới chắn côn trùng
Lưới chắn côn trùng là gì?
Lưới chắn côn trùng là một loại sản phẩm thường được làm bằng nhựa, thủy tinh, sắt, inox… có kết cấu hình lưới với các mắt lưới siêu nhỏ được đan bằng máy. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả được nhiều người sử dụng để ngăn ngừa các loại côn trùng có thể gây hại cho vật nuôi và cây trồng đồng thời giảm thiểu được các tác động từ thiên nhiên.
Lưới chắn côn trùng thường được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp, nhất là trong các trang trại quy mô lớn hoặc các hộ nông nghiệp gia đình. Việc sử dụng lưới chắn mang đến hiệu quả lớn cho công việc sản xuất không bị các loài côn trùng phá hoại, nên sử dụng những loại lưới dày để có thể ngăn toàn bộ côn trùng từ nhỏ nhất đến lớn nhất.
Các tấm lưới chắn có thể sử dụng trong bao lâu
Đây là một câu hỏi thường được hỏi nhiều nhất khi người mua có nhu cầu sử dụng. Thông thường, thời gian sử dụng của lưới sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu, cách thức lắp đặt và số lượng côn trùng ở khu vực của bạn. Tuổi thọ trung bình của một tấm lưới giá rẻ thường rơi vào 2 năm, còn đối với những tấm lưới cao cấp thì có thể lên tới hàng chục năm.
Đặc điểm lưới chắn côn trùng
Vì có công dụng là bảo vệ không gian, ngăn cản sự di chuyển của các động vật và côn trùng cỡ nhỏ nên lưới chắn côn trùng có các đặc điểm sau:
- Chất liệu: được làm từ nhiều chất liệu khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng như sắt, nhựa, thủy tinh, inox…
- Các ô lưới: Có nhiều kích thước khác nhau nhưng thường giao động từ 0.3mm đến 2.5mm hoặc 40 Mesh đến 16 Mesh. Kích thước nhỏ như vậy để đảm bảo những loại côn trùng nhỏ nhất cũng không thể chui lọt. Mỗi loại lưới sẽ có một hình dáng khác nhau, thông thường sẽ là vuông hoặc tròn
- Độ dày: Các lưới thường có độ dày và đường kính từ 0.12mm đến 0.7mm, tại điểm giao nhau sẽ có độ dày là 0.29mm.
- Khổ lưới: Khổ lưới côn trùng thường thấy là dòng phổ thông với các khổ theo cuộn là 1.0, 1.2, 1.5, 1.6 x 10, 19, 20, 30(m), theo tấm là 1.0 x 2.0 hoặc 1.2 x 2.2 và có thể thay đổi kích thước tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
- Màu sắc: Lưới có màu sắc đa dạng tùy thuộc vào chất liệu được làm. Với lưới nhựa thì sẽ có màu trắng, xanh hoặc đỏ, với thủy tinh là trắng hoặc đen, chất liệu inox thì có màu sáng bóng đặc trưng và màu đen đối với lưới sắt.
- Trọng lượng: Thường nặng khoảng từ 10kg đến 70kg.
Công dụng của lưới chắn côn trùng mà ai cũng nên biết
Lưới chắn côn trùng được làm từ các sợi đan xen với nhau và có độ dày tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và có các công dụng sau:
Chống các hiện tượng tiêu cực từ môi trường
Lưới có tác dụng chặn được các cơn gió bão, mưa đá, sương muối ảnh hưởng đến rau củ, giúp khuếch tán lượng mưa và điều hòa nhiệt độ cho vườn rau.
Bảo vệ toàn diện cho cây trồng khỏi sự phá hoại
Lưới được tạo nên từ các sợi chỉ tạo thành các lỗ nhỏ, vừa đủ để côn trùng bay qua được nên giúp bảo vệ các vườn gia súc, vườn trái cây. Từ đó tạo được môi trường phù hợp bên trong giúp cây phát triển tốt và đạt năng suất cao.
Vừa tiết kiệm thời gian vừa có tác dụng bảo vệ môi trường
Việc sử dụng các tấm lưới chống côn trùng cũng là một trong các biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn đất một cách hiệu quả. Thông thường người nông dân sẽ diệt trừ sâu bọ gây hại cho cây, cho gia súc bằng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng khi sử dụng lưới chống côn trùng, họ không cần sử dụng các loại thuốc đó từ đó giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường một cách tối đa.
Bên cạnh đó, nếu không sử dụng lưới mà dùng các loại thuốc phun thông thường, nhà vườn phải phun thuốc liên tục từ 2 – 3 lần mỗi tuần để có thể chống lại côn trùng phá hoại, vì vậy, một tấm lưới có tuổi thọ lên đến 10 năm sẽ là giải pháp mới giúp tiết kiệm thời gian công sức và tiền bạc cho người sử dụng.
Tăng giá bán và lợi nhuận cho nông sản
Khi mà lợi ích sức khỏe được đặt lên hàng đầu thì các sản phẩm sạch, ngon và an toàn trở thành tiêu chí đầu tiên của các khách hàng khó tính. Các loại trái cây và nông sản được đánh giá cao sẽ là những sản phẩm không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và được sản xuất trong một môi trường tốt.
Do đó việc sử dụng lưới thay vì sử dụng các loại thuốc sẽ giúp người nông dân nâng được giá nông sản, tối đa hóa lợi nhuận và được biết đến nhiều hơn trên thị trường.
Các công dụng khác
Ngoài các công dụng kể trên thì lưới chống côn trùng còn có tác dụng dùng làm nhà lưới trồng rau, dùng để phơi nông sản, làm vó đánh bắt thủy sản, làm vèo nuôi cá, bảo vệ vật nuôi khỏi côn trùng và các tác nhân truyền nhiễm bệnh bên ngoài.
Các loại lưới chắn côn trùng
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm khác nhau, dựa vào chất liệu các tấm lưới chống côn trùng được chia làm 5 loại sau:
Lưới chống côn trùng được sản xuất nhiều bằng inox
Đây là sản phẩm được làm từ hợp kim inox không gỉ với các loại SUS 201, SUS 304 và tốt nhất là SUS 316. Loại lưới này đạt được chất lượng đỉnh cao, độ bền tốt và không bị ảnh hưởng đến môi trường. Các loại lưới sợi inox cao cấp có khả năng được sử dụng trong hàng chục năm.
Lưới chống côn trùng bằng thép có hiệu quả không?
Lưới chắn côn trùng bằng thép được sử dụng trong nhiều ngành nghề, thông thường người ta thường sử dụng inox 201 và inox 304 không rỉ để tạo ra các loại lưới này. Lưới được đan theo hình gợn sóng, khổ lưới từ 1m đến 1m2 và có hai loại sợi cơ bản:
- Sợi kéo mạ kẽm nóng
- Sợi kéo mạ kẽm lạnh
Lưới phổ biến được làm bằng sắt
Là sản phẩm có giá thành rẻ cùng chất lượng tương ứng, loại lưới này thường được sử dụng cho như cầu trong chăn nuôi. Lưới còn có tên gọi khác là lưới sắt chạn bát, có khả năng chống nhu cầu tốt. Tuy nhiên vì được làm bằng sắt nên dễ bị han rỉ và hư hỏng nên sản phẩm không còn phổ biến trên thị trường hiện nay.
Lưới chống côn trùng bằng chất liệu thủy tinh có nhiều ưu điểm
Là loại lưới mới xuất hiện trên thị trường trong vài năm trở lại đây, luới chống côn trùng bằng thủy tinh được sản xuất từ các sợi thủy tinh bằng một công nghệ đặc biệt. Lưới có giá thành khá cao do vật liệu sản xuất đặc biệt với khả năng chịu bền cao, không bắt lửa, không độc hại. Vì là loại lưới cao cấp với giá thành cao nên lưới rất kén người sử dụng.
Có nên sử dụng lưới chắn côn trùng làm bằng nhựa?
Đây là loại lưới được sản xuất bằng hai loại nhựa chính là PE và HDPE và là loại lưới thông dụng nhất trên thị trường. Lưới đáp ứng được các tiêu chí: rẻ, bền, đẹp và dễ sử dụng. Sản phẩm thường được sử dụng để chống côn trùng cho nhà kính hoặc trong các hộ gia đình làm nông nghiệp cần che chắn bảo vệ cây trồng.
Tuy nhiên, loại lưới chắn côn trùng này có một nhược điểm là vật liệu không thân thiện với môi trường, như chúng ta đã biết, nhựa là một sản phẩm khó phân hủy, mất đến hàng trăm năm để một miếng nhựa có thể phân hủy. Vì vậy khi không còn sử dụng, các tấm lưới làm từ nhựa bị bỏ đi gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan cũng như đến môi trường.
Những lưu ý khi mua tấm lưới chắn côn trùng
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều sản phẩm lưới chắn côn trùng với các kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, giá thành khác nhau. Vậy làm sao để có thể chọn được các sản phẩm với giá thành rẻ mà vẫn đáp ứng được chất lượng như chúng ta mong muốn, cùng tham khảo các lưu ý sau nhé:
Chất liệu của tấm lưới chắn côn trùng rất quan trọng
Như chúng ta đã biết, chất liệu sẽ là yếu tố quyết định được độ bền của một sản phẩm. Để chọn được một tấm lưới có thể sử dụng lâu dài, cần chọn những loại lưới có chất liệu tương ứng. Nên chọn chất liệu như inox hoặc nhựa nguyên sinh, những chất liệu có khả năng chống tia UV để bảo vệ tốt nhất cho khu vườn của bạn.
Độ dày thưa của mắt lưới
Chọn các loại mắt lưới với hình vuông, hình tròn, thưa hoặc dày phù hợp với nhu cầu của bạn để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất. Nếu cần bảo vệ động vật, vườn trái cây khỏi các loại côn trùng to thì có thể sử dụng lưới lỗ thưa, với côn trùng nhỏ thì nên dùng lưới có lỗ dày.
Nên thay các tấm lưới theo định kỳ
Thông thường, các tấm lưới chỉ có thể sử dụng trong một thời gian nhất định được ghi trên phần hướng dẫn sử dụng. Để đảm bảo tấm lưới được sử dụng tốt, tránh thiệt hại cho vườn rau của mình bạn cần phải thay các tấm lưới sau một thời gian sử dụng nhất định.
Chỉ nên mua các tấm lưới chắn tại những nơi uy tín
Xuất xứ của lưới sẽ cho bạn biết lưới có được sản xuất đảm bảo không, tránh mua các lưới tại những cửa hàng không uy tín nếu không bạn sẽ mua phải sản phẩm kém chất lượng và không đảm bảo được độ an toàn.
Kết luận
Trên đây là các thông tin cần thiết về lưới chắn côn trùng và các sản phẩm lưới chắn trên thị trường hiện nay. Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn có thể tìm được cho mình những mẫu lưới chống côn trùng phù hợp nhất với nhu cầu của mình.