Các chuyên gia khoa học đã chỉ ra rằng nọc độc của con kiến ba khoang rất độc có thể gây chết người. Chính vì thế mà khi bị kiến ba khoang cắn thì không được chủ quan, nên xử lý vết thương một cách đúng đắn. Bạn cũng nên tìm hiểu một số cách để phòng chống kiến ba khoang lại gần khi đến mùa chúng sinh sôi nảy nở.
Tác hại cực kỳ nguy hiểm của kiến ba khoang cắn
Nếu bạn không may bị kiến ba khoang cắn vào những vùng ở trên da, lượng độc tố có trong kiến sẽ truyền từ nòng độc của chúng qua da người, khiến cho da xuất hiện những mụn nước, đau rát khi càng gãi vết thương sẽ càng lở loét lan rộng hơn và có thể dẫn tới bệnh viêm da nếu không được chữa trị kịp thời thì con gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm hơn nữa.
Nếu bạn vô tình thấy và lấy tay đập kiến ba khoang, lượng độc tố pederin có ở trong kiến sẽ lan ra cơ thể, nếu tiếp xúc da tổn thương sẽ lan nhanh hơn và rộng hơn gây ra tình trạng viêm cả một vùng ra lớn. Kiến ba khoang tuy có độc tố lớn trong người, nhưng khi tiếp xúc ngoài da sẽ không hề gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.
Triệu chứng nhận biết khi bị kiến ba khoang cắn
Kiến ba khoang có thân hình thon dài, trên thân được chia làm các khoang màu đen và vàng xen kẽ lẫn nhau. Loại kiến này thường sinh sống ở vườn cây, cánh đồng, bãi rác, những công trình đang xây dựng, chúng thường bay vào trong nhà, hoặc có thể đậu trên quần áo, chăn màn,…
Độc tố gây hại của kiến ba khoang
Kiến ba khoang có thể tiết ra một chất dịch và loại dịch này thường có chứa những độc tố tên là pederin. Độc tính của nó mạnh gấp 12-15 so với một con rắn hổ mang. Vì lượng dịch tiết ra từ kiến ba khoang thường rất ít nên sẽ không gây chết người như trường hợp bị rắn cắn cũng vậy. Tuy nhiên, nếu bị kiến ba khoang cắn không được xử trí kịp thời, vết thương cũng có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là tử vong.
Khi bạn bị kiến ba khoang cắn, người bệnh thường có cảm giác ngứa râm ran ngay tại lúc đó. Sau khoảng 6 đến 8 giờ đồng hồ thì những vết phát ban đỏ bắt đầu xuất hiện. Khoảng 1 đến 2 ngày sau những triệu chứng đặc trưng nhất sẽ xuất hiện trên cơ thể. Tiếp đó khoảng 3 ngày sau thì trình trạng bệnh bắt đầu có sự chuyển biến, vết kiến cắn sẽ có hiện tượng bong vảy. Khoảng 5 đến 7 ngày sau, sau khi vảy đã bong hết nhưng có thể sẽ để lại vết thâm lâu.
Gãi khi bị kiến ba khoang cắn
Dưới đây là một số các dấu hiệu cụ thể khi không may bạn bị kiến ba khoang cắn phải:
- Trên vùng da có kiến cắn sẽ có vệt, hơi cộm lên trên bề mặt da, có mụn nước rất nhỏ.
- Khi gãi những vùng da bị kiến cắn, sẽ khiến độc tố và vi khuẩn lây sang những vùng da lành khác, nhất là những vùng nếp gấp.
Những đặc điểm về các vết cắn của kiến ba khoang có thể sẽ dễ bị nhầm lẫn với một số các bệnh ngoài da, nhất là bệnh zona thần kinh. Người bị kiến cắn sẽ có cảm giác bỏng rát tại các vết kiến đốt hoặc cũng có thể tổn thương da trên diện rộng. Một số trường hợp nặng có thể bị sốt nhẹ hoặc nổi hạch ở các vùng lân cận.
Các phương pháp xử lý triệt để khi kiến ba khoang cắn
Khi bạn không may bị cắn thì nên ngay lập tức có những phương pháp để xử lý kịp thời. Sau đây là những cách rất đơn giản bạn có thể làm ngay tại nhà mà không tốn nhiều thời gian.
Xử lý chữa trị khi bị kiến ba khoang cắn vào mắt
Đầu tiên, bạn nên dùng một cái tăm bông hoặc một dụng cụ y tế để gắp từ từ kiến ba khoang ra khỏi mắt. Lúc này, cần thao tác nhẹ nhàng tránh bóp hay vỗ mạnh kiến ba khoang vì điều này sẽ khiến nọc độc trong vòi của nó đi sâu vào mắt.
Cần rửa vết kiến cắn dưới vòi nước sạch hoặc dùng một cái tăm bông nhúng vào nước sạch rồi lau nhẹ nhàng lên trên vết cắn. Sau khi đã làm sạch vết thương thì tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh, hạn chế tối đa về những thương tổn mắt.
Xử lý khi trẻ em bị cắn
Đối với những đứa trẻ em khi bị kiến ba khoang cắn việc đầu tiên nên làm đó chính là rửa vết cắn dưới vòi nước sạch rồi hãy đưa bé đến các bác sĩ để điều trị. Nếu vết thương tổn thương nhẹ thì có thể bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu tình trạng bệnh nặng thì cần bôi thuốc đặc trị và uống thuốc kháng sinh để phòng viêm nhiễm. Lưu ý nên biết là hãy nhanh chóng đưa bé đến phòng khám nếu phát hiện vết cắn cắn đã lan rộng và gây sốt cho trẻ. Không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi để chữa trị cho trẻ tại nhà.
Xử lý đơn giản khi bị kiến ba khoang cắn lên trên da
Ngay sau khi bạn bị kiến này cắn, bạn cần loại bỏ con kiến ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên cần một lưu ý đó là tuyệt đối không được dùng tay để bắt hoặc giết kiến, để tránh tiếp xúc với dịch độc của kiến tiết ra. Cách tốt nhất là hãy dùng giấy lót để loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp nếu bạn lỡ tay chà xát hoặc đập kiến ở trên da, thì lập tức rửa vùng da đó thật sạch hạn chế nguy cơ tiếp xúc chất độc từ kiến.
Sau khi đã bị kiến đốt, vết kiến cắn của kiến thường gây ngứa nhưng bạn nên hạn chế tối đa thói quen đưa tay lên gãi ngứa để tránh gây ra hiện tượng trầy xước, khiến cho tình trạng tổn thương ngày càng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, khi kiến vừa mới cắn xong, vết cắn thường chứa nhiều con vi khuẩn độc, do đó việc gãi ngứa làm tăng nguy cơ gây ra nhiễm trùng da, rất nguy hiểm.
Nên rửa vết kiến cắn bằng nước sạch, sau đó, bạn nên sát trùng vết thương và nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ có biện pháp điều trị kịp thời. Để điều trị, các bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc phù hợp với từng trường hợp bệnh khác nhau. Người bệnh chỉ cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không được tự mình mua thuốc và dùng thuốc bôi khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.
Một số phương pháp phòng chống kiến cắn đúng cách
Trước hết nếu muốn phòng ngừa hiệu quả, bạn nên tránh kiến bay vào nhà bằng cách hạn chế mở nhiều cửa trong nhà. Đối với gia đình ở gần các cánh đồng hoặc nhà có sân vườn, trồng nhiều cây cối rậm rạp thì điều này càng quan trọng hơn. Khi đi ngủ, nên sử dụng màn chắn để chống côn trùng. Phương pháp này không chỉ chống kiến ba khoang mà còn ngăn ngừa bị muỗi đốt và phòng ngừa các bệnh sốt xuất huyết.
Thường xuyên vệ sinh nhà và các khu vực xung quanh nhà. Lưu ý phát quang bụi rậm, vùng cỏ dại mọc tốt quanh nhà. Hạn chế tạo ra không gian, môi trường ẩm thấp vì điều kiện không gian thường thu hút kiến ba khoang lui đến. Kiến ba khoang thường thích những nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến. Không nên đứng dưới bóng đèn công cộng vì đây là nơi kiến ba khoang có thể ẩn nấp.
Lưu ý không nên dùng tay không để bắt hoặc giết kiến. Trước khi dùng khăn hay quần áo, nên giũ mạnh để phòng trường hợp kiến ba khoang ẩn nấp ở bên trong quần áo và khi bạn mặc, chúng sẽ có cơ hội tấn công da của bạn.
Dùng lưới ngăn để côn trùng ở các khu vực cửa sổ hoặc lỗ thông khí. Không nên bật đèn neon vào mỗi buổi tối, không nên ngồi cạnh nguồn sáng như bóng đèn. Không tiếp xúc trực tiếp kiến ba khoang mà cần phải đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót.
Những sai lầm thường gặp khi xử lý kiến ba khoang cắn
Nhiều người thiếu kinh nghiệm và kiến thức nên khi bị kiến ba khoang cắn họ sẽ không biết phải xử lý thế nào. Chính vì thế gây ra những sai lầm không thể nào tránh khỏi khi xử lý các vết thương kiến cắn.
Sử dụng thuốc bôi không đúng công dụng
Khi thấy da của mình có dấu hiệu phồng rộp, sưng đỏ, bạn hay tự ý dùng một vài loại thuốc để bôi lên da với hy vọng có thể làm vết thương trở nên dịu hơn. Song trên thực tế, điều này khiến nguy cơ bị viêm nhiễm trên da trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.
Trong các trường hợp bị kiến ba khoang cắn, nên sử dụng hồ nước để bôi lên da có tác dụng làm mát và tránh làm da bị phồng rộp. Thậm chí nếu da đã bị sưng, cũng có thể dùng hồ nước làm dịu vết thương. Nếu da có các dấu hiệu mưng mủ, nhiễm trùng, có thể dùng dung dịch màu xanh methylen để sát khuẩn.
Để tay không diệt kiến
Lo sợ khi bị kiến cắn nên ngay sau khi vừa thấy xuất hiện trong tầm ngắm, nhiều người đã nhanh tay “trừ khử” ngay lập tức. Tuy nhiên, ngay chính lúc dùng tay giết kiến, chất độc pederin sẽ bị tiết ra, dính vào da và ngay cả da cũng gây phồng rộp, ngứa rát. Để tránh trường hợp, khi nhìn thấy con vật nên dùng giấy báo hoặc bất kỳ vật dùng nào đó để đuổi chúng ra khỏi người trước đã. Tuyệt đối không được dùng tay không mang vật gì để giết kiến ba khoang.
Không đi khám bệnh kịp thời
Trẻ em nhất là những đứa trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch kém nên các vết cắn có thể dễ dàng trở nên bị viêm nhiễm hơn so với người lớn. Đặc biệt vì trẻ con nên chưa có ý thức được nên thường xuyên gãi, càng khiến nguy cơ bội nhiễm cao hơn. Chính vì vậy, ngay khi thấy vết thương trở nên nghiêm trọng, nên đưa con đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Kết luận
Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy được khi bị kiến ba khoang cắn thì nên có những cách xử lý đúng đắn. Hoặc đến bệnh viện chữa trị ngay lập tức, vì đây là bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.