Con xén tóc xuất hiện nhiều ở những vùng quê nông thôn có nhiều cây cối. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh loài côn trùng này như chúng ăn gì, có căn tóc không hay có độc không,… Để giải đáp những thắc mắc ấy, hãy cùng đọc thêm các thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Tổng quát về con xén tóc
Con xén tóc là loài gì?
Xén tóc là một loại côn trùng khá phổ biến ở nước ta, tập trung ở những vùng nông thôn có nhiều cây cối rậm rạp. Chúng thuộc họ cánh cứng Cerambycidae, có thân dài, hơi dẹt và đôi râu dài đặc trưng của loài này. Ngoài ra, với bộ răng cứng và sắc, con xén tóc có khả năng dễ dàng cắt đứt thân cây.
Điều này khiến chúng không thể phát triển và sinh trưởng được, ảnh hưởng rất lớn tới cây trồng. Chính vì vậy, chúng là loài côn trùng gây hại, ảnh hưởng tới mùa màng, năng suất cây trồng nên thường bị những người nông dân tìm cách tiêu diệt loại bỏ.
Đặc điểm hình dáng
Ngoài thân hình dẹt với đôi râu dài, con xén tóc còn có 6 chân được chia đều cho hai bên. Xén tóc có cặp mắt đen, miệng rộng, hàm cứng rất sắc bén. Loài côn trùng này có thể thay đổi màu sắc tùy thuộc vào môi trường sinh sống. Chính vì thế chúng dễ dàng ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.
Chúng phổ biến với với các màu như màu đen, màu nâu hay có các đốm…Ở ngực trước và ngực sau của xén tóc có các đường kẻ ngang song song, có 5 đốt ở bụng dưới. Con xén tóc khiến cho nhiều người khi nhìn thấy phải sợ hãi bởi chúng có vẻ ngoài khá ghê rợn trông giống với loài bọ cạp có nọc độc nguy hiểm hiện nay.
Thức ăn
Giống như nhiều loài côn trùng khác, xén tóc rất thích hút nhựa cây, gặm lá, vỏ cây. Chúng có khả năng đục lỗ vào thân của các cây non. Loài cây chúng thích có thể là cây dâu, cây lúa, cây sầu riêng, cây dó và một vài loài cây ăn quả khác. Loài côn trùng này có khả năng ăn 5 đám vỏ cây một lúc.
Những con xén tóc thường ra ngoài kiếm ăn từ sáng sớm 6h – 8h. Những con cái thường có khả năng ăn nhiều hơn con đực bởi chúng có kích thước to hơn rất nhiều xén tóc đực. Cây cối khi bị loài côn trùng này tấn công sẽ thường bị khô và chết dần.
Con xén tóc không có độc
Rất nhiều người thắc mắc liệu loài côn trùng này khi cắn có độc hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này là hoàn toàn không có độc. Dù có vẻ ngoài kinh dị, hung dữ, bộ răng sắc nhọn có thể cắn nát bất kỳ thân cây nào nhưng xén tóc hoàn toàn lại không có nguy hại nào đối với con người.
Chúng hoàn toàn không có chứa độc tố bên trong cơ thể, nên việc chẳng may vô tình bị chúng cắn hoàn toàn không có nguy hiểm gì. Xén tóc rất lành tính, ngay cả khi bị tổ của chúng bị phá, xén tóc cũng chỉ bỏ đi chứ không tấn công cắn con người.
Con xén tóc sống ở đâu?
Xén tóc tập trung số lượng lớn ở những vùng có cây cối rậm rạp, um tùm bởi ở đó, chúng có nguồn thức ăn dồi dào, phong phú. Chúng thường sống trên các thân cây, đặc biệt những cây mà chúng yêu thích, ăn và phá hoại cây cối, mùa màng. Chính vì thế, chúng bị con người tìm cách tiêu diệt triệt để.
Trên thực tế nếu bạn thường xuyên ở nông thôn thì hoàn toàn có thể bắt gặp hình ảnh của con vật này, chúng xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên không nên tiếp xúc với chúng để tránh các rủi ro có khả năng xảy ra.
Quá trình giao phối, sinh sản của xén tóc
Con xén tóc có tốc độ sinh sản rất nhanh, chỉ trong một mùa sinh sản, mà số lượng của loài này có thể tăng gấp mấy lần thậm chí mấy chục lần.
Giao phối
Xén tóc thường giao phối vào ban đêm, trên các thân cây. Thời gian giao phối của chúng thông thường kéo dài 300 – 600 giây. Trước thời điểm giao phối, con xén tóc đực sẽ cần phải tìm kiếm bạn tình phù hợp. Để có thể kiếm được bạn tình ưng ý, xén tóc đực sẽ sử dụng râu của mình cọ vào mặt lưng của xén tóc cái để gây chú ý và hấp dẫn chúng. Nếu xén tóc cái không chấp nhận thì chúng sẽ bỏ đi.
Ngược lại, nếu con cái sẽ đứng yên chờ đợi thì con đực đã thu hút thành công. Từ đó 2 con bắt đầu ve vãn nhau, xén tóc đực sẽ leo lên mình của con cái và dùng 2 chân trước của nó quặp lấy con cái. Trong nhiều trường hợp, con đực giao phối còn con cái vừa quan hệ vừa đi tìm kiếm thức ăn.
Và sau khi quá trình giao phối kết thúc, xén tóc đực và xén tóc cái sẽ đường ai nấy đi, tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ, con đực sẽ không muốn bỏ đi, nó sẽ theo con cái và bám riết trên lưng xén tóc cái.
Sinh sản
Loài xén tóc có khả năng đẻ trung bình khoảng 300 quả trứng mỗi năm. Vì vậy, nếu không có biện pháp kịp thời ngăn chặn và dập tắt tốc độ sinh trưởng này, thì chúng có thể sẽ bùng nổ thành đại dịch giống như loài châu chấu, đem đến nguy hại to lớn cho cây cối, mùa màng.
Con xén tóc cái thường đẻ trứng vào các vết nứt hoặc chạng cây. Ấu trùng xén tóc có hình dáng ống, dài 50 – 60mm với phần đầu rất nhỏ so với mình, có màu trắng đục, chân và ngực chúng chưa phát triển. Khi trưởng thành, chúng sẽ có thân hình cứng cáp, màu nâu sẫm, dài 30 – 35mm.
Chân và râu xén tóc lúc này sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, râu cứng, dài hơn cơ thể. Hiện nay, con xén tóc khổng lồ nhất là Titanus giganteus sống ở Nam Phi với chiều dài lên đến 17cm.
Con xén tóc đem đến nguy hại gì?
Số lượng xén tóc đạt đến đỉnh điểm là vào mỗi mùa hè hàng năm. Vì trong thời gian này, chúng giao phối và sinh sản ở khắp các nơi thích hợp. Xén tóc không gại hại cho con người nhưng chúng lại có sức tàn phá mùa màng một cách ghê gớm.
Phá hoại cây cối, ảnh hưởng tới năng suất
Khi ấu trùng xén tóc khi nở ra đã biết gặm nhấm và tàn phá cây cối giống như giống loài của chúng. Theo nghiên cứu, loài côn trùng này thường phá hoại trong thời gian trung bình từ 1 năm – 3 năm. Chúng đục khoét sâu vào bên trong thân cây, nhánh, cành cây khiến chúng bị suy yếu và chết dần.
Việc gặm nhấm do những con xén tóc này gây ra sẽ khiến cho trái cây không chín đúng tiến độ, gây hư, hỏng, hoặc khô héo trước khi mùa thu hoạch tới. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống cũng như thu nhập của người nông dân.
Thời gian phá hoại kéo dài
Giai đoạn ấu trùng của con xén tóc có thời gian khá lâu nên sức tàn phá của chúng là rất lớn. Khi nở ra, ấu trùng sẽ chui qua vỏ cây, đục thành các đường hầm bên trong thân và cành cây và phá hoại ở đó. Sau khi đủ lớn, những con ấu trùng này chui ra làm nhộng ngay dưới lớp vỏ của cây. Những con nhộng được bao phủ bên ngoài bởi cái kén to rất cứng có cấu tạo bằng Calcium.
Thích phá hoại những cây lâu năm, có giá trị
Loài xén tóc thường đi theo bầy đàn, chính vì vậy, trong một cây thường có xuất hiện rất nhiều con xén tóc tồn tại, gây hại cùng một lúc. Chúng thường tấn công các cây có tuổi thọ lâu dài trên 10 năm, có giá trị lớn đối với con người và hệ sinh thái. Việc đi theo bầy đàn, khiến cho sự phá hủy diễn ra nhanh và phát triển trên diện rộng.
Khó phát hiện được sự phá hoại của chúng
Dù đi theo đàn đem lại hậu quả nghiêm trọng như việc phát hiện ra những cây trồng đang bị loài xén tóc gây hại lại rất khó bởi chúng không thải phân ra bên ngoài trong suốt quá trình phá hoại và gặm nhấm. Bạn chỉ có thể phát hiện được khi các con xén tóc đã vũ hoa, đục các lỗ nhỏ phía ngoài thân cây khiến cho nhiều cây sẽ bị chảy mủ ra bên ngoài. Một số loài phổ biến, gây hại như xén tóc Xylotrechus quadripes hại cà phê; xén tóc Plocaederus ruficornis chuyên đục thân, cành xoài,…
Biện pháp nào phòng ngừa xén tóc hiệu quả?
Theo các chuyên gia, một vài phương pháp phòng ngừa sau bạn có thể áp dụng để làm giảm sự phá hoại của xén tóc:
- Tuyệt đối không chặt, lột vỏ ngoài của thân cây vì sẽ tạo cơ hội tuyệt vời cho các con xén tóc cái tới làm tổ, giao phối và sinh sản.
- Khi cây bị xén tóc làm tổ , bà con nông dân cần nhanh chóng loại bỏ phần thân đã bị phá hoại và thiêu đốt chúng tại chỗ. Ngoài ra, bà con còn có thể đặt bẫy bằng việc sử dụng đèn để tiêu diệt loài xén tóc này nhanh gọn hơn.
- Theo dõi thường xuyên, sát sao sự phát triển có cây cối để có thể phát hiện sớm, kịp thời các dị dạng xuất hiện ở trên cây. Từ đó người nông dân có thể đưa ra các biện pháp nhanh chóng, hợp lý. Với trường hợp cây bị hư hại nhẹ, bạn có thể dùng thuốc trừ sâu bọ ở dạng hạt phun lên thân cây, hoặc bôi dưới đất.
- Nếu đang trong mùa thu hoạch, cây bị con xén tóc tàn phá nặng nề thì bà con nông dân hãy dùng dao để rạch vỏ của cây và nhỏ thuốc, thấm đều vào tấm vải mỏng cho vào các lỗ cây bị xén tóc đục và tra đất lên để giữ kín.
- Ngoài ra, trong quá trình trồng trọt làm vườn, bà con nông dân cũng nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu bọ có khả năng thẩm thấu tốt phun lên các thân cây. Điều này sẽ giúp tiêu diệt các ấu trùng xén tóc triệt để hơn. Nên tiến hành mỗi tháng phun định kỳ 2 lần.
Kết luận
Qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu thêm về con xén tóc cũng như biết được những nguy hại mà loài côn trùng này gây ra cho cây cối và mùa màng. Để bảo vệ mùa màng, đảm bảo năng suất chất lượng, bà con hãy chủ động hơn trong việc phòng ngừa loài xén tóc gây hại này nhé.