Sâu bướm hè thường được mọi người gọi tắt là sâu, là một loại ấu trùng của bướm. Với cả bướm ngày và bướm đêm đều có ấu trùng là các con sâu này. Chúng rất dễ nhận biết nhờ thân hình mềm, giống như những con giun với nhiều kích thước, màu sắc khác nhau. Tuy nhiên là sau này có hại cho cây cối. Chủ đề bài viết hôm nay sẽ giúp mọi người tìm hiểu rõ hơn chi tiết hơn về loài sâu này.
Đặc điểm sinh học của sâu bướm
Sâu bướm không phải là một hệ sâu độc lập mà nó là đại diện của nhiều hệ động vật. Có nhiều người thắc mắc rằng, liệu sâu có phải là một loài côn trùng hay không thì câu trả lời là có. Bởi vì đây là một giai đoạn trong quá trình phát triển của côn trùng. Thực tế, bướm phân bổ ở khắp các châu lục hành tinh, đặc biệt là những nơi thực vật có hoa. Chính vì vậy nên sâu bướm cũng phân bố vô cùng rộng rãi.
Đặc điểm của sâu bướm được các nhà khoa học đánh giá là vô cùng đa dạng và phức tạp. Để có thể phân biệt xác định được loài côn trùng này thì mọi người cần phải dựa vào kích thước, màu sắc, số lượng chân tay, chiều dài và mật độ lông cũng như tính năng dinh dưỡng của nó. Một con sâu có thể dài tới 12cm. Tuy nhiên, có những con chỉ dao động trong khoảng vài mm. Qua đó có thể thấy rằng sir bướm vô cùng phong phú và đa dạng về kích cỡ.
Cấu trúc phần đầu
Tuy nhiên, tất cả các con sâu bướm đều có một đặc điểm chung là gồm 3 phần đầu, ngực, bụng. Chân của chúng sẽ được phân bố trải dài khắp cơ thể. Trong đó đầu sâu là một sự hợp nhất của 6 phần khác nhau. Phần đầu gồm có vùng giữa mắt và trán gọi là má ở dưới má có một cái lỗ giống như một trái tim. Thông thường ở loài sâu này sẽ có đầu hình tròn là chủ yếu. Tuy nhiên, một vài con sẽ có đầu hình chữ nhật, trái tim hoặc tam giác.
Cũng giống như nhiều loài côn trùng khác thì sâu bướm cũng có một bộ não nguyên thủy. Loài côn trùng này sẽ có các râu ăng ten. Nhìn chung thì là côn trùng sâu bướm đều gặm thức ăn bằng miệng. Hàm trên của chúng rất phát triển, giúp cho chúng có thể gặm xe thức ăn. Trong khi đó, hàm dưới được tích hợp cùng với môi thành một bộ phận.
Cấu tạo phần thân
Thân của loài côn trùng sâu bướm đều mềm và được bao bọc trong một lớp màng. Ưu điểm này giúp cho loài con trùng này có thể duy trì một cách dễ dàng. Một con sâu bướm tuy nhỏ nhưng có chứa tới 4000 cơ, trong đó 250 cơ nằm ở phía đầu. Hậu môn của sầu sẽ nằm ở phía cuối cùng của cơ thể và được bao quanh bởi các lưỡi dao.
chân của loài sâu này phân bố trải dọc khắp cơ thể chúng được đặt thành hàng dọc hàng ngang hoặc theo dạng vòng tròn. Mỗi bàn chân của sâu sẽ được thiết kế một bộ móng vuốt có thể rút lại, nhô ra giúp dễ dàng hơn trong di chuyển.
Loài sâu bướm này có một bộ lông trải dài khắp cơ thể đặc trưng. Tuy nhiên, những lớp lông này rất dễ gây ra kích ứng trên da. Lưu ý rằng sâu độc là một loại côn trùng tích tụ nhiều chất độc trong cơ thể.
Vòng đời của sâu bướm
Bất cứ con côn trùng nào thuộc đại diện của loài này đều phải trải qua bốn giai đoạn là trứng, sâu bướm, nhộng và bướm. Sau quá trình giao phối, con cái sẽ đẻ trứng trứng phát triển từ vài ngày cho tới vài tháng. Tốc độ phát triển của trứng phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ.
Sau đó trứng sẽ nở thành sâu bướm. Trong những trường hợp điều kiện, yếu tố tự nhiên bất lợi thì sâu sẽ ngủ đông trong trứng và chỉ xuất hiện khi mùa xuân đến. Và trong giai đoạn là sâu bướm thì loài này cũng có chia thành nhiều giai đoạn phát triển.
Trong vòng đời của mình thì một loài côn trùng sẽ trải qua rất nhiều lần lột xác. Và thông thường, một con sâu bướm sẽ rồi lột xác 4 lần. Tuy nhiên, khi gặp phải những điều kiện bất lợi về yếu tố ngoại cảnh thì thời gian phát triển của sâu sẽ bị trì hoãn và nó có thể lột xác nhiều lần hơn. Thậm chí có những con sâu lột xác tới 40 lần.
Trong quá trình lột xác, chúng sẽ ngừng ăn trở nên bất động và trốn vào những nơi hẻo lánh. Đầu tiên da của chúng sẽ căng ra và sau đó cho ra một chiếc vỏ cũ. Chiếc quần này có thể bị chính con sâu bướm ăn. Sau khi lột xác thành công trúng chính thức chuyển sang giai đoạn mới.
Con sâu bướm sống như thế nào và nó ăn gì
Đối với tất cả các loài sâu bướm thì môi trường sống đặc trưng và lý tưởng nhất là tại những nơi có thực vật. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tập tính và lối sống mà sâu sẽ được chia ra làm 2 loại là loài thích sống tự do và loài thích sống ẩn.
Lối sống của sâu bướm
Những loài sâu thích sống ẩn như sâu ăn lá, thợ mỏ dưới lòng đất. Còn với đại diện của những loài sâu thích sống tự do thì chúng thường sống trên các thảm thực vật và phá hủy thực vật. Với những loài sâu thích sống tự do thường có màu xanh. Đây là một ưu điểm giúp chúng ẩn nấp vào lá cây, giảm sự tấn công khỏi kẻ thù.
Thức ăn của sâu
Thức ăn của sâu khá đa dạng và cụ thể. Còn ở trùng ở đầu tiên sẽ ăn vỏ trứng còn với những con sâu bướm khác thì thức ăn của chúng là hoa lá quả trên cây. Người ta cũng dựa vào thức ăn để chia loài ấu trùng này thành 4 nhóm.
Nhóm đầu tiên là những con sâu ăn bất cứ thứ gì trên thảm thực vật. Nhóm tiếp theo gồm những con sâu chỉ ưu tiên một số loại thức ăn nhất định. Và một nhóm khác gồm những con ấu trùng có chế độ ăn được xác định nghiêm ngặt. Cuối cùng là một nhóm sâu chỉ ăn gỗ. Ngoài 4 nhóm trên thì còn nhiều loại xe hướng khác, tuy nhiên, chúng không có số lượng lớn và không phổ biến.
Đối với con người thì những loài côn trùng như sâu có tác hại to lớn. Chúng ảnh hưởng xấu tới mùa màng và cây xanh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất tơ lụa thì những con tằm lại đóng một vai trò quan trọng. Đặc biệt là trong mảng y học cổ truyền Trung Quốc ngày xưa thì một vài con sâu là thuốc để chữa bệnh.
Kẻ thù của sâu bướm
Các loài ấu trùng trong tự nhiên thì có rất nhiều kẻ thù và loài này cũng vậy. Đối với loại ấu trùng này, kẻ thù nguy hiểm nhất chính là chim. Các giống chim bạc má chim ăn sâu có thể tiêu diệt tới 30.000 con ấu trùng trên một mùa.
Và một kẻ thù khác của loài này chính là ong bắp cày. Sâu bướm chính là thức ăn để ông bắc cày sử dụng nuôi con của mình. Các con ong bắp cày sẽ tiếp cận và làm tê liệt sâu bằng thuốc độc sau đó sử dụng chúng như một nguồn thức ăn.
Những sự thật thú vị về sâu bướm
Mỗi loài vật thì có những sự thật thú vị riêng. Và loại sâu này cũng vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những sự thật thú vị về loài sâu bướm này nhé!
Sâu bướm chỉ có một công việc duy nhất là ăn
Dành cho những ai chưa biết thì trong suốt giai đoạn ấu trùng của mình, sâu bướm phải ăn rất nhiều để có thể cung cấp dinh dưỡng đến giai đoạn nhộng và trưởng thành. Nếu như chúng không có nguồn dinh dưỡng đầy đủ thì không có đủ năng lượng để có thể tiếp tục phát triển và hoàn thành được các giai đoạn trong vòng đời của mình.
Một con sâu bướm bị suy dinh dưỡng có thể vẫn phát triển được tới giai đoạn bướm nhưng không thể sinh sản được. Chính vì vậy nên trong giai đoạn làm ấu trùng, công việc duy nhất của chúng là ăn. Chúng có thể ăn một lượng thức ăn lớn khổng lồ kéo dài suốt vài tuần. Có một sự thật thú vị rằng loại này tiêu thụ lượng thức ăn gấp 27.000 lần trọng lượng cơ thể của chúng ở riêng giai đoạn này.
Và món ăn ưa thích của chúng là lá cây. Đặc biệt là chúng rất yêu thích là cây sồi. Chính vì thế nên các con sâu này thường đậu trên các cây sồi, ngoài ra, chúng cũng rất thích lá cây, táo, lá cây đào, cây liễu.
Sự nguy hiểm của sâu bướm
Thời tiết chuyển sang xuân, nhiệt độ chênh lệch trong ngày lớn nên các con sâu sẽ bò tới cạnh nhau để giữ nhiệt. Các con sâu bướm sẽ hoạt động cạnh nhau để giúp nhau tránh gió, giữ ấm.
Mùa xuân là mùa sinh sản của chúng, vậy nên đây là nỗi ác mộng với nhiều người. Sự gia tăng của loài này gây hại cho nông nghiệp. Vào thời điểm này, các giống thực vật, cây trồng, hoa màu sẽ bị tàn phá ghê gớm. Không có các kẻ.Thù giúp cân bằng lại tự nhiên thì sâu bướm sẽ trở thành nỗi ác mộng lớn với thế giới.
Bữa ăn đầu tiên của sâu bướm là vỏ trứng của chúng
Trong hầu hết các trường hợp, một con sâu bướm khi vừa nở ra thì chúng sẽ ăn ngay phần vỏ còn lại. Phần vỏ này thực chất rất giàu protein và cung cấp cho sâu một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất.
Từ những bữa ăn tiếp theo thì thức ăn của chúng chính là cách lá cây. Tuy nhiên, bởi vì mất và râu của chúng nhỏ nên khả năng quan sát nhận thức về thức ăn khá kém.
Cách thức di chuyển
Nhiều người tò mò về cách thức di chuyển của sâu bướm. Này.Nó sẽ chuyển động từ sau ra trước, tạo nên hình những con sóng. Thông thường loài côn trùng này sẽ sử dụng cặp chân ở cuối cùng để vươn về phía trước và dần dần các cặp chân phía trên sẽ di chuyển theo.
Khi loài này di chuyển, huyết áp của chúng thay đổi, ruột cũng sẽ di chuyển về phía trước. Ruột của loài này là một hình trụ nằm bên trong cơ thể sẽ di chuyển tiến lên đồng bộ cùng với thân và chân. Trong tất cả các loài sâu bướm thì sâu đo có ít chân hơn và chúng di chuyển bằng cách kéo phần thân dưới về phía trước để tiếp xúc với ngực rồi mở rộng nửa trước ra.
Tổng kết
Như vậy, bài viết đã cung cấp các thông tin chi tiết về hình dáng, tập tính sống của sâu bướm. Và sau này có tác hại lớn tới mùa màng và tự nhiên. Hy vọng bài viết hữu ích với những người muốn tìm hiểu thêm về loài côn trùng trên.