Con đom đóm là côn trùng khá gần gũi và quen thuộc với con người nông thôn. Bởi nó thường xuyên xuất hiện ở những cánh đồng làng quê Việt Nam và có khả năng phát sáng đặc biệt. Nếu bạn chưa hiểu gì về loài côn trùng này hãy đọc nội dung bài viết được chúng tôi cập nhật sau đây nhé.
Khái quát về con đom đóm
Đom đóm là loại côn trùng thuộc họ cánh cứng Lampyridae mang khả năng phát sáng đặc biệt. Chúng thường sinh sống ở vùng ôn đới, nhiệt và cận nhiệt đới với khoảng hơn 2000 loài trên toàn thế giới. Con trùng này thường hoạt động vào ban đêm, chúng ta sẽ bắt gặp nó nhiều nhất vào những buổi chiều tối mùa hạ. Chúng có vòng đời, tập tính và những đặc điểm nhận dạng như:
Vòng đời của con đom đóm
Đom đóm có vòng đời hoàn toàn giống với hầu hết các loài bọ cánh cứng khi trải qua 4 giai đoạn từ trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Cụ thể:
- Vào mùa hè con đom đóm cái sẽ bắt đầu giao phối với con đực và đẻ ra khoảng 100 trứng trên bề mặt đất có lá rụng, ít bị khô. Sau đó khoảng 3 đến 4 tuần thì trứng bắt đầu nở.
- Sau khi trứng nở tạo thành ấu trùng thì sẽ chuyển sang giai đoạn ngủ đông và có thể kéo dài mấy năm liền. Trong đó sẽ xuất hiện một số ấu trùng sẽ đào hang xuống dưới đất và một số thích ở nơi cao ráo, thoáng đãng.
- Khi trải qua quá trình ngủ đông chúng sẽ phá kén vào mùa xuân. Lúc này đom đóm đã có khả năng tự đi kiếm ăn và hóa nhộng chỉ trong khoảng 1 đến 2 tuần và trưởng thành. Tuổi thọ của nó sẽ kéo dài từ 1 đến 3 tuần và chỉ có mục tiêu duy nhất là giao phối.
Đặc điểm của đom đóm
Đom đóm có màu nâu, thân mềm, cánh cứng và dẻo dai hơn những loài bọ cùng họ của mình. Khi bạn quan sát từ trên xuống sẽ thấy chúng dường như đang giấu đầu của mình giống như chiếc khiên. Đây chính là đặc điểm điển hình của con đom đóm. Nếu chúng ta nhìn từ dưới lên sẽ thấy phần bụng của nó đầu tiên với cấu trúc liền mạch. Phần bụng này chính là vị trí để đom đóm tạo thành cơ quan phát sáng.
Tập tính của đom đóm
Đom đóm là loài côn trùng ăn các loại ấu trùng
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 2000 loài đom đóm, chúng chủ yếu sống tại các vùng ôn đới, nhiệt và cận nhiệt đới. Bạn thường gặp loài côn trùng này ở những cánh đồng, rừng, hoa màu, đầm lầy. Bởi con đom đóm yêu thích những khu vực ẩm ướt, gần với nước như ao, hồ, sông, suối,…nơi có ít ánh sáng trực tiếp. Chúng thường hoạt động vào ban đêm và thực hiện khả năng phát sáng của mình.
Đom đóm sử dụng khả năng phát sáng của mình để thu hút bạn tình bằng cách nấp vào bụi rậm chờ con đực đến giao phối. Khi này nó thậm chí còn không hề quan tâm đến sự phát triển của đôi cánh. Đến khi đom đóm thụ tinh thành công chúng lại tiếp tục hành trình khiêu gợi của mình để thực hiện ý đồ nham hiểm. Nó sẽ tóm ngay con đực khác loài khi nó tiến sát lại gần.
Con đom đóm đực rất giàu chất phòng thủ nên sẽ được con cái khác loài sử dụng để bảo vệ trứng của mình. Điều này có thể giúp trứng tránh bị kẻ săn mồi như nhện nhảy, chim cóc. Trong đó có chất gọi là lucibufagins có khả năng khiến những loài ăn thịt khác bị nôn mửa khi tiếp xúc với trứng của đom đóm.
Thức ăn
Ấu trùng của con đom đóm là loài côn trùng ăn thịt, thức ăn của chúng bao gồm các loại ấu trùng như ốc, giun, ốc sên. Để sở hữu được nguồn dinh dưỡng này chúng đã tiêm vào con mồi chất enzyme tiêu hóa để làm tê liệt nạn nhân. Tuy nhiên trên thế giới cũng ghi nhận một số loài chỉ ăn phấn hoa và mật của thực vật. Đom đóm khi trưởng thành sẽ không ăn gì mà mục tiêu chính là giao phối để duy trì nòi giống.
Sản sinh ánh sáng và yếu tố hóa học của đom đóm
Sự phát sáng của con đom đóm là nhờ vào phản ứng hóa học xảy ra tại cơ quan chuyên biệt, nằm ở dưới bụng đom đóm. Khi này chất Enzym luciferase sẽ tác động vào luceferin cùng sự góp mặt của các ion magie, oxi và ATP để tạo ra ánh sáng. Trong đó các gen mã hóa của chất này được chèn vào những cơ quan khác. Điều này khiến các nhà khoa học đã sử dụng Luciferase đom đóm trong nền pháp y hiện đại.
Hơn nữa chất enzym mà nó tạo ra còn được ứng dụng vào nền y học để phát hiện sự có mặt của magnesi hay ATP. Vào thời kỳ phục hưng, Caravaggio đã phơi khô con đom đóm để tạo ra hỗn hợp cảm quang và tạo ra nhiều tác phẩm độc lạ.
Đom đóm phát sáng như thế nào?
Sự phát sáng của con đom đóm là nhờ vào phản ứng ánh sáng sinh học xảy ra dưới bụng của chúng. Khi này các hợp chất luciferin kết hợp với oxy, canxi, ATP cùng sự hiện diện của luciferase, một enzyme giúp quá trình phát sáng được tạo ra. Hiện tượng này không giống như ánh đèn điện trong nhà chúng ta mà đây là nguồn ánh sáng lạnh, không có nhiều năng lượng và thường mất đi dưới dạng nhiệt.
Con đom đóm còn có khả năng kiểm soát sự bắt đầu và kết thúc phản ứng hóa học của mình. Điều này được chúng thực hiện bằng cách thêm oxy vào các chất hóa học cần thiết khác để tạo ra ánh sáng. Khi cơ thể chúng có oxy thì cơ quan phát sáng sẽ bừng lên và ngược lại. Mặc dù chúng không có phổi nhưng bên trong có chứa một ống khí với nhiệm vụ vận chuyển oxy từ bên ngoài vào các tế bào.
Ý nghĩa của việc đom đóm bay vào nhà
Theo yếu tố phong thủy, con đom đóm bay vào nhà mang ý nghĩa tốt lành và may mắn cho gia chủ. Bởi vậy mà ông cha ta ngày xưa mới có câu: “Thứ nhất đom đóm vô trong nhà; thứ nhì chuột rúc; thứ ba hoa đèn”. Điều này có nghĩa rằng nó đến để báo hiệu niềm vui cho gia chủ về hạnh phúc gia đình hoặc công danh sự nghiệp.
Nếu bạn gặp hiện tượng đom đóm bay vào nhà vào lúc nửa đêm cộng thêm tiếng kêu thì đây là một điềm báo tốt lành. Chúng tượng trưng cho điềm báo gia chủ sắp có chuyện vui. Sắp tới gia đình sẽ có thêm thành viên mới khiến không khí thêm ấm áp, tràn đầy tình yêu thương. Bởi vậy bạn đừng đuổi nó đi mà hãy để chúng tự do di chuyển trong không gian có vượng khí tốt lành này.
Con đom đóm có khả năng phát sáng đặc biệt tuy nhiên chúng lại thích sống ở những nơi âm u, ẩm ướt. Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy khi thấy nó thường xuyên xuất hiện ở những vùng đất trũng, có nhiều âm khí như nghĩa trang. Do vậy nhiều người chơi rằng nó vào nhà mang đến điềm báo không may mắn về việc làm ăn, đất cát. Chúng nhắc nhở bạn nên kiểm tra lại môi trường sống và làm việc xung quanh.
Một số câu hỏi thú vị về con đom đóm
Đom đóm là loại côn trùng rất gần gũi và quen thuộc đối với những ai sinh sống ở vùng nông thôn. Bởi chúng có khả năng phát sáng thú vị và thường ẩn nấp ở những vùng có cây cối ẩm thấp, sông hồ. Tuy nhiên nhiều người vẫn đang còn nhiều thắc mắc liên quan đến loài côn trùng đặc biệt này. Bởi vậy chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trong những câu hỏi phổ biến sau đây.
Đom đóm có ăn thịt đồng loại không?
Đom đóm là loài côn trùng không ăn thịt đồng loại mặc dù chúng là động vật ăn thích ăn thịt. Nó chỉ tấn công con đực khác loài với mục đích lấy chất phòng thủ và bảo vệ trứng của mình. Ngoài ra, khi đom đóm không tìm thấy thức ăn yêu thích chúng sẽ bổ sung dinh dưỡng bằng phấn hoa và mật của các loài thực vật.
Đom đóm có kẻ thù nào?
Kẻ thù của đom đóm chính là Photuris – một loài bọ cánh cứng cùng họ. Bởi tên con trùng này chuyên đi săn lùng đom đóm để làm bữa ăn của mình. Chúng sẽ bắt chước ánh sáng của các con đom đóm khác để thu hút con mồi. Khi nạn nhân tiến gần chúng sẽ phát ra tín hiệu mô phỏng để kéo con mồi về phía trước và ăn thịt.
Con đom đóm có lợi hay hại với con người?
Đom đóm là côn trùng giúp các nhà khoa học tìm và phát triển Enzym lucyferas để sử dụng vào nghiên cứu khoa học phục vụ y học. Cụ thể như Lucyferase được sử dụng để theo dõi mức độ Hydrogen peroxide trong quá trình làm thí nghiệm sinh vật. Chúng có vai trò rất quan trọng trong việc tìm ra phương pháp điều trị ung thư và bệnh tiểu đường.
Đom đóm có thể tạo ra màn trình diễn ánh sáng thú vị không?
Con đom đóm có khả năng đồng bộ hóa ánh sáng nhấp nháy của chúng để tạo ra một màn trình diễn ánh sáng thú vị. Để chứng kiến điều này bạn hãy đến các vườn quốc gia như Great Smoky Mountains vào cuối mùa xuân để thưởng thức. Chúng ta cũng có thể tận hưởng màn phát sáng này tại các cánh đồng lúa vào đầu mùa hè tại các nước Đông Nam Á.
Tạo sao những đom đóm lại có khả năng phát sáng?
Đom đóm có khả năng phát sáng nhờ một phản ứng hóa học tên biolumiescence. Trong đó các chất được kết hợp vào bao gồm Oxy, ATP và các ion Magie. Khi này chúng sẽ sản sinh ra năng lượng và tạo sức nóng khi phát quang trong bụng
Mục đích phát sáng của đom đóm là gì?
Mục đích phát sáng của con đom đóm là để giao tiếp với đồng loại của mình. Không những vậy chúng còn nhờ vào khả năng đặc biệt này để phát tán tín hiệu phục vụ nhu cầu giao phối. Điều này giúp đom đóm có thể duy trì nòi giống của mình.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu khái quát về con đom đóm cùng ý nghĩa khi thấy chúng vào nhà. Đây là loại côn trùng có khả năng phát sáng đặc biệt, thích sinh sống ở những vùng ẩm ướt. Theo yếu tố phong thủy, nếu bạn thấy chúng bay vào nhà thì xin chúc mừng bởi nó luôn mang một ý nghĩa tốt lành, may mắn.