Vòng đời của mối bắt đầu từ giai đoạn trứng cho đến khi biến đổi thành mối trưởng thành và kết thúc vòng đời. Tuổi thọ của mối tuỳ thuộc vào chủng loại mối cũng như điều kiện sinh trưởng. Và bạn có biết, một con mối chúa có thể đẻ đến 10.000 trứng 1 ngày hay không? Các bạn hãy cùng tìm hiểu về Vòng đời và tuổi thọ của con mối qua bài viết nhé.
1. Mối là con gì?
“Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có “tính xã hội” cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.”
Trong tiếng Anh mối còn được gọi là Termite. Như Wikipedia đã cung cấp thông tin, mối có họ hàng gần với gián. Đôi khi tại vài nơi mối còn được gọi là “Kiến trắng“, nhưng chúng chẳng có liên quan gì với nhau nhé. Và đôi khi kiến và mối còn đánh nhau 1 mất 1 còn.
Mối cũng như kiến đều có một xã hội phân bố rõ rệt, với nhiệm vụ được chia rõ ràng cho từng thành viên trong tổ. Tổ chức xã hội của mối bao gồm:
– Mối chúa: Là con mối đứng đầu của một tổ, có thể có từ 1 đến nhiều hơn 1 mối chúa trong 1 tổ.
– Mối thợ: Thành phẩn lao động chủ yếu của 1 tổ mối. Chiếm từ 70% – 80% thành viên có trong tổ mối.
– Mối lính: Phát triển từ mối thợ và số lượng không nhiều lắm. Nhiệm vụ chủ yếu là canh gác và bảo vệ tổ.
2. Tổ chức xã hội của mối
Mối cũng giống như kiến. Chúng có một tổ chức xã hội cực kì chỉnh chu và trật tự. Mỗi thành viên trong tổ đều có những nhiệm vụ cho mình cho đến hết vòng đời của mối. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt lớn nhất của mối so với kiến. Chính là một chú kiến thợ có thể biến đổi để trở thành một chú kiến lính. Và những ấu trùng mối có thể phát triển thành rất nhiều chủng loại mối trong tổ.
Ở phần tiếp theo, Việt Nhật sẽ giới thiệu với các bạn những chủng loại mối trong một tổ. Cũng như tuổi thọ của từng loại mối.
2.1 Tuổi thọ mối chúa và mối vua
Đứng đầu một tổ mối là mối chúa. Mối chúa có kích thước cơ thể từ 12 cm – 15 cm. Với hình thể đầu nhỏ bụng to. Mối chúa có bộ phận sinh dục cực kì phát triển, phục vụ cho việc sinh sản của chúng. Trong một tổ mối thường có 1 mối chúa và 1 mối vua. Và cũng có trường hợp có đền nhiều cặp trong 1 tổ tuỳ vào kích thước của tổ mối.
Tuổi thọ mối chúa trung bình là 10 năm. Tuỳ vào điều kiện sống thích hợp hoặc thuận lợi mà tuổi thọ mối chúa có thể cao hơn rất nhiều.
Nhiệm vụ chính của mối chúa chính là đẻ trứng để phát triển tổ. Lúc đầu mối chúa đẻ rất ít trứng, sau 4-5 năm bộ phận sinh dục phát triển. Mối chúa có thể đẻ đạt mức 8.000 – 10.000 trứng trên 1 ngày. Vì vậy với tuổi thọ mối chúa như thế thì đây đích thị một cỗ máy đẻ hàng đầu thế giới.
2.2 Tuổi thọ mối thợ
Mối thợ là thành phần lao động chính của cả một tổ mối. Chiếm từ 70% – 80% dân số của toàn bộ tổ mối. Những chú mối thợ này gánh vác tất cả những công việc của 1 tổ mối. Những công việc của một tổ mối bao gồm:
– Kiếm và chế biến thức ăn cho các thành viên.
– Xây tổ và làm đường di chuyển.
– Chuyển trứng, chăm sóc mối con,…
– Hút nước phục vụ cho tổ.
Trong những trường hợp nhất định như số lượng mối lính sụt giảm. Mối thợ có thể biến thái chuyển thành mối lính. Lúc này công việc của chúng được chuyển đổi thành canh gác và bảo vệ tổ.
Kích thước trung bình của một mối thợ từ 8 mm – 10mm. Với các chi của mối thợ rất phát triển để phục vụ cho công việc hằng ngày của chúng.
Tuổi thọ trung bình của mối thợ từ 1 – 2 năm. Tuỳ theo điều kiện và môi trường sống thì tuổi thọ của chúng sẽ kéo dài hơn. Tuy vậy, không kéo dài quá 3 năm.
Tham khảo thêm:
- Ong bắp cày – Loài ong độc nguy hiểm có thể gây chết người
- Con sâu là loại con vật gây hại hay tốt cho thiên nhiên?
2.3 Tuổi thọ của mối lính
Đây là thành viên trong tổ được phân hoá từ mối thợ. chúng có phần thân nhỏ với đầu to cùng cặp càng phát triển. Phục vụ cho việc canh gác và bảo vệ tổ.
Ngoài bộ phần càng phát triển để chiến đấu với kẻ thù. Vài loài mối còn phát triển tuyến phun độc với chất dịch màu trắng đục. Khi chiến đấu, mối lính có thể phun chất dịch này vào và làm mê kẻ địch.
Do các giác quan và bộ phận hai bên miệng của mối lính phát triển cho việc canh gác và chiến đấu. Chính vì vậy chúng mất khả năng kiếm ăn và ăn. Khi cần thì chúng sẽ được mối lính cho ăn chứ không thể tự ăn được.
Tuổi đời của mối lính từ 1 – 2 năm và đôi khi thấp hơn rất nhiều do công việc chiến đấu với kẻ thù và kẻ đột nhập.
2.4 Tuổi thọ của mối có cánh
Đây là những con mối chúa trong thời kì đầu. Chúng phát triển đôi cánh để có thể rời tổ và bay đi tìm một vị trí thích hợp lập tổ mới.
Hiện tại thì chưa xác định được tuổi thọ của loài mối này. Vì tuổi thọ của chúng phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện.
3. Vòng đời của mối
Mối là loài côn trùng có vòng đời biến thai không hoàn toàn. Khách với kiến hoặc ruồi phải trải qua 4 cột mốc của sự phát triển. Trứng -> Ấu trùng -> Nhộng -> Con trưởng thành. Thì mối chỉ có 3 cột mốc trong cuộc đời phát triển của mình. Trứng -> Ấu trùng -> Mối trưởng thành.
3.1 Giai đoạn trứng mối
Đây là giai đoạn đầu tiên trong vòng đời của mối. Trứng mối trong giống trứng cá nhưng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Chúng có màu trắng đục, nhợt nhạt và có hình bầu dục. Lức trứng đầu tiên của mối chúa xấp xỉ 24 trứng cho 1 lần đẻ. Và mối chúa sống đến hơn 10 năm chỉ để đẻ.
Trứng mối có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng mối thường đẻ tại những nơi ẩn khuất khó có thể phát hiện được.
3.2 Giai đoạn ấu trùng mối
Khi trứng nở, chúng ta gọi chúng là ấu trùng mối. Đây là giai đoạn chính của mối, quyết định chủng loại mối được hình thành.
Không giống như ruồi hoặc kiến là loài côn trùng biến thái hoàn toàn. Ấu trùng mối cần thời gian vài tuần để nở thành mối và bắt đầu hoà nhập vào công việc của tổ mối.
Từ quá trình ấu trùng mối, chúng sẽ phát triển thành từng loại mối thích hợp theo từng nhiệm vụ trong tổ.
3.3 Giai đoạn mối trưởng thành
Đây là gia đoạn chính của một chú mối. Khi mà toàn bộ các nhiệm vụ của toàn bộ tổ mối được thực hiện bởi từng loại mối trong thời gian này.
Và bạn có biết sức phá hoại của mối cũng nằm trong khoản thời gian này của mối hay không. Và bạn có biết mối là loài có sức tàn phá cực kì lớn và kinh khủng.
Tham khảo thêm:
- Mối lính là gì? Vai trò của mối lính trong tổ mối
- Mối cánh là gì? Cách xử lý mối cánh bay vào nhà
- Mối chúa là gì? Những công dụng của mối có thể bạn chưa biết
4. Sức tàn phá của loài mối
Các nhà khoa học trên thế giới đã đánh giá sức phá hoại của mối là cực kì khủng khiếp. Chúng tàn phá các công trình xây dựng trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nhất là những công trình xây dựng có sử dụng gỗ. Không những vậy, trên thế giới còn có rất nhiều công trình khác bị mối phá hoại: Hồ chứa nước, đê điều, thuyền bè, cầu cống,…
Do việc sống thành bầy với số lượng lên đến hàng triệu con. Cho nên quá trình phòng chống và diệt mối không thể nhắm vào từng cá thể mối. Mà phải nhắm vào toàn bộ tổ mối. Và quan trọng nhất chính là bạn phải nhắm vào được mối chúa của toàn bộ tổ mối.
Để phòng tránh việc xâm nhập của mối vào nhà của mình. Bạn có thể xử dụng các loại thuốc hoặc hoá chất để phòng tránh mối. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng cửa lưới chống muỗi để ngăn mối xâm nhập. Loại sản phẩm đó sẽ bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những chú môi gây hại.
Với bài viết về Vòng đời và tuổi thọ của con mối . Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích được cho các bạn. Ngoài ra, Việt Nhật sẽ cung cấp bài viết về sức phá hoại cũng như cách phòng và diệt mối trong bài viết khác. Các bạn đón chờ bài viết trong lần tới nhé.