Khi nhắc đến con gián nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến một loài con trùng nhỏ bé màu nâu, nếu gặp nó không dùng bình xịt côn trùng thì cũng cho chúng nó nằm “chèm bẹp” dưới chân chúng ta. Loài côn trùng này chính là hung thủ gây nên nhiều rắc rối trong gia đình chúng ta.
Lịch sử hình thành con gián và phân loại chúng
Có thể bạn chưa biết một con gián nhỏ bé có thể chứa đựng nhiều điều thú vị mà bạn không ngờ đến. Những thông tin mà bài viết sắp đề cập có thể làm bạn một chút bất ngờ.
Nhiều bạn nhận ra rằng loại những bạn gián mà chúng ta thường hay ghét bỏ là một loài động vật tiền sử. Chúng xuất hiện khá lâu đời khoảng 200 triệu năm trước điều này chứng tỏ chúng đã có mặt trên trái đất từ thời kỳ Jura.
Điều đó đồng nghĩa là những con vật bé nhỏ đáng ghét này cũng từng sinh sống chung với loài khủng long. Hình dạng của những con gián ngày nay được phát hiện là có điểm khá giống so với hóa thạch của loài gián trước đây ở chỗ có thân hình hình oval, thân dẹp và có râu dài. Tập tính từ xưa tới nay của loài gián luôn luôn là thích những chỗ có môi trường ẩm ướt.
Theo như số liệu điều tra được hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng 4600 loài gián khác nhau, trong đó chỉ có khoảng 30 loài là chung sống với môi trường nhiều người. Việt Nam “vinh hạnh” có 5 loài gián phổ biến:
American- Cockroach
Với một tên gọi khác đậm chất Việt Nam là gián Mỹ. Với loài gián này chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở khắp mọi nơi trên thế giới không chỉ riêng gì nước Mỹ như tên gọi nó.
Sự xuất hiện đông đảo của lực lượng loài gián này là điều chúng ta không thể bàn cãi đến chúng có chiều dài trung bình từ 35 đến 45 mm với nội gián này sẽ đẻ trứng theo dạng ổ, thông thường sẽ có 17 quả trứng trong một ổ và xếp thành những hàng dài có độ dài trung bình từ 10 cho đến 12 mm.
German- cockroach
Gián Đức cũng là một loài gián khá phổ biến được bắt gặp nhiều ở mọi nơi từ trên đường cho đến những ống cống. Với chiều dài trung bình khá nhỏ chỉ từ 10 cho đến 15mm cùng với màu nâu vàng sáng nổi bật. Loại gián này có tập tính đẻ trứng theo ổ với chiều dài mỗi ổ dài từ 7 cho đến 9mm và có khoảng 40 cá thể trứng trong cùng một ổ.
Gián sọc nâu
Với loài gián này có chiều dài Trung bình từ 10 cho đến 15mm trên mỗi con, trên lưng chúng có một dải màu vàng nâu băng ngang lưng đặc biệt tạo nên tên gọi nhận dạng của chúng.
Mỗi ổ trứng của chúng chỉ vỏn vẹn từ 3 cho đến 5mm mỗi ổ và sẽ thường có 15 cá thể trứng trong cùng một ổ, với loại gián này sẽ thường bắt gặp ở trong các khu chung cư
Những con gián phương Đông
Một điểm đặc biệt dễ nhận dạng so với những loại gián khác là loài gián Phương Đông sẽ thường xuất hiện và cư trú nhiều ở những nơi có vùng khí hậu tương đối mát mẻ, thân hình của chúng khá nhỏ bé so với những con khác chỉ vỏn vẹn 20 đến 28 mm có màu đen sẫm. Mỗi ổ gián phương đông thường có khoảng 15 cho đến 19 trứng trên mỗi ổ và xếp thành những hàng dài tầm 10 cho tới 12 mm.
Con gián Úc
Với những con gián này thường có tập tính định cư ở các vùng khí hậu cận nhiệt đới hay nhiệt đới. Chúng hóa thân hình tương tự như loài gián Mỹ to bự, nhưng những con giáp ấy lại có thân hình bé hơn một chút so với gián Mỹ độ dài trung bình khoảng 31 đến 37 mm, chúng có phần đen hơn.
Đặc điểm phân biệt của những con giáp Úc là có hai sọc màu vàng bên hông của cánh để dài xuống tới gần một nửa chiều dài cánh trước. Mỗi ổ trứng của con gái út thường có 20 cho tới 25 cá thể trứng trong một ổ
Những tập tính sinh học của con gián
Dán là một loài côn trùng rất khó tiêu diệt một cách hoàn toàn bởi đặc tính sinh học của nó là có thể dễ dàng thích nghi được với mọi loại môi trường trong một thời gian ngắn kết hợp với khả năng sinh nở và phát triển nhanh chóng.
Khả năng thích nghi mọi loại môi trường của con gián
Vào những năm 80 của thế kỉ XX với sự phát triển mạnh mẽ của loài gián con người đã bắt đầu trộn lẫn cả đường với một số loại chất độc để có thể làm chậm và tiêu diệt nội gián trong thời gian đầu tác dụng thuốc khá hiệu quả.
Nhưng sau này không còn hiệu quả nữa một trong những thí nghiệm đã chỉ ra rằng loài gián có thể nên thay đổi thành phần hóa học của cơ thể để có thể thích nghi với những môi trường của chúng đang sống.
Có khả năng đẻ con mà không cần con đực
Có thể bạn chưa biết rằng dáng là một loài lưỡng tính tức là một con cái có thể đẻ ra 40 cho tới 60 đứa con trong một lứa mà không cần sự góp sức của con đực. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên một đội quân hùng mạnh của những con gián trong một thời gian ngắn.
Phóng xạ không là gì so với con gián
Trong một chương trình thử nghiệm khoa học đã lấy một chú gián là vật thí nghiệm, tiến hành chịu tác dụng của tia phóng xạ lên chúng. Họ phát hiện ra rằng cứ 10% trong hàng ngàn con gián có thể sống sót sau 30 ngày trong điều kiện chịu tia phóng xạ trực tiếp. Sự việc này được các nhà khoa học giải thích rằng có thể là gián có một tổ chức hữu cơ khá đơn giản có ít gen nên chúng ít biến đổi gen hơn
Tác hại của con gián mà chúng ta nên chú ý
Bạn nên biết rằng gián sống trong một môi trường không được sạch sẽ gì mấy nếu không muốn nói là dơ. Vì vậy những con gián chính là những vật trung gian gây nhiều bệnh cho con người thì không quá là ngạc nhiên. Ngoài gây bệnh những chú gián “thiên thần” ấy có gây hại gì cho chúng ta nữa không
Khả năng gây bệnh hen suyễn cao
Bất cứ nơi nào gián đi qua đều để lại những dấu vết của nó như phân, nước bọt, nước tiểu, lông. Giống như những các loại côn trùng khác những bộ phận của con gián trước các protein và các chất có thể gây dị ứng cho da hoặc nặng hơn sẽ gây ra các triệu chứng của hen suyễn.
Đặc biệt dán còn chứa một số lượng lớn các bào tử nấm đây chính là một nguyên nhân chính để gây ra bệnh hen suyễn. Một số người có thói quen thường hay giết gián bằng dép, tuy nhiên đó là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh hen suyễn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu rằng thời điểm mà chúng bị “bẹp dí” dưới chân của chúng ta đó là lúc vi khuẩn trên cơ thể của chúng bao gồm ký sinh trùng và vi sinh vật và chúng mang trong người có thể truyền vào trực tiếp không khí
Con gián còn là nguyên nhân nhiều bệnh khác
Gián tuy không phải là nguyên nhân chính gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phòng hàn, dịch hạch nhưng nó cũng đóng vai trò khá quan trọng đó. Chúng là vật trung gian mang mầm bệnh lan truyền ra nhiều nơi.
Cách làm những con gián “cuốn gói” ra nhà bạn
Không phải những bạn gián không có điểm yếu đâu. Ngoài những cách dùng hoá chất để đuổi những người bạn đó. Chúng tôi sẽ mách cho bạn một số cách cho những chú gián sẽ ra khỏi nhà mà lại thân thiện môi trường
Sử dụng hành tây cho con gián ghét
Sự thật là những con gián rất ghét mùi hành tây đó. Khi bạn đặt hành tây vào những nơi chúng thường xuyên xuất hiện thì chúng sẽ khó chịu và cuốn gói ra khỏi nhà bạn ngay lập tức.
Dùng lá nguyệt quế để tiễn vị khách không mời
Không những gián ghét hành tây mà còn ghét lá nguyệt quế nữa. Điều bạn làm là chỉ cần cho lá nguyệt quế vào nước lau nhà và lau. Những con gián sẽ lần lượt bỏ bạn mà đi đấy
Bột giặt cũng có thể đuổi gián
Dùng bột giặt để đuổi gián ban đầu nghe có vẻ ngộ nghĩnh nhưng nó thật sự công hiệu đấy. Bạn chỉ cần rắc bột giặt những nơi gián thường xuất hiện, gián ăn trúng bột giặt thì sẽ chết. Cách này nhiều khi sẽ hữu hiệu hơn dùng thuốc hoá học đấy.
Góc giải đáp thắc mắc liên quan đến loài gián
Bàn về gián là một chủ đề gì đó có thể bàn hoài mà không hết, bởi nó quá thân thuộc với chúng ta. Chúng hiểu rõ chúng ta mà chúng ta không hiểu chúng thì kì. Vậy nên chuyên mục này được tạo ra với mục đích như vậy
Con gián nhịn thở được bao lâu?
5-7 phút là một số liệu khá bất ngờ đến từ những bạn gián mộng mơ. Theo như các nghiên cứu khoa học nhờ vào hệ thống hô hấp khá hiệu quả nên loài gián có thể nhịn thở trong một thời gian dài. Bây giờ các bạn có thể giải thích được tại sao xịt thuốc mà chúng cứ sống rồi nhé.
Có phải con gián chết thì sẽ nằm ngửa?
Có một sự thật khá thú vị là những con gián nằm ngửa là gián chết. Bởi khi còn sống chúng có cơ chế luôn lật úp người. Hay chúng đơn giản chỉ muốn thể hiện là mình đã chết rồi
Vận động viên điền kinh mang tên “con gián”
Bạn có tin rằng một con gián có khả năng chạy với vận tốc 75cm/s. Nếu qui về tốc độ của con người thì gián có khả năng trở thành một vận động viên chính hiệu và không chừng có thể phá vỡ kỷ lục người chạy nhanh nhất thế giới
Một con gián có sở thích đánh rắm
Sự thật này có thể khiến bạn phì cười, nhưng thật sự là con gián dành ra tận 15 phút 1 ngày để làm “chuyện ấy”. Thậm chí sau khi tắt thở gián cũng tiếp tục giải phóng khí metan bên trong mình.
Kết luận
Con gián là một chủ đề quen mà lạ với nhiều người. Qua bài viết này mong rằng quý độc giả có thêm cái nhìn đúng đắn hơn về những “động vật có cánh” này và có cách phòng tránh tác hại từ chúng