Rệp giường có tên gọi khoa học là Cimex lectularius. Chúng là những côn trùng kí sinh thuộc họ rệp và sống hoàn toàn nhờ máu. Chúng kí sinh trên vật nuôi và nhất là trên người để hút máu. Nơi sinh sống thường thấy của chúng là trên giường vì vậy chúng có tên gọi là rệp giường.
Rệp giường là con gì?
Như phần giới thiệu thì chúng ta được biết rệp giường là một loại côn trùng kí sinh. Chúng sống hoàn toàn nhờ vào nguồn máu mà chúng hút. Và chúng thuộc vào họ rệp.
Bình thường một con rệp sẽ có màu nâu nhưng chúng sẽ chuyển thành màu đỏ khi hút đầy máu. Khi bị rệp giường cắn sẽ bị ngứa ngáy khó chịu và dẫn đến nhiễm trùng.
Đặc điểm của rệp giường
Những chú rệp của chúng ta có kích thước nhỏ và có màu nâu. Màu sẽ chuyển sang đỏ khi rệp hút no máu.
- Rệp giường trường thành có kích thước khoảng 5mm – 9mm. Chúng có màu vàng nhạt ánh nâu và cơ thể hình bầu dục.
- Ấu trùng rệp thì có kích thước khoảng 1.5mm và có màu nhạt hơn.
Nơi sinh sống yêu thích của rệp giường là khe tủ, khe giường, nệm ghế hay nệm giường. Một con rệp có thể sống rất lâu mà không cần thức ăn gì. Những con rệp trưởng thành có thể ngủ đông để tránh bị đói trong khoảng 1 năm.
Tuổi thọ và vòng đời của rệp giường
Tuổi thọ của rệp giường
Những chú rệp của chúng ta có tuổi thọ tương tự như tuổi thọ của ruồi. Vòng đời của rệp trải qua 3 giai đoạn phát triển và kết thúc trong vòng 28 – 32 ngày.
Trong suốt thời gian sinh sống của mình, một con rệp có thể sinh sản ít nhất 200 trứng và nhiều nhất trên 500 trứng. Tốc độ sinh sản của chúng đạt từ 2 – 5 trứng trên 1 ngày.
Vòng đời của rệp giường
Vòng đời của những chú rệp này trải qua 3 giai đoạn phát triển. Từ một trái trứng nhỏ phát triển thành 1 chú rệp trưởng thành hút máu.
Trứng
Bất kì một loài sinh vật nào đều tính bắt đầu vòng đời từ lúc trứng được sinh sản. Lúc đầu trứng rệp nhỏ bằng hạt gạo và có màu trắng sữa. Chúng sinh sản 1 ngày từ 2 – 5 trứng và lên đến hơn 500 trứng cho suốt quãng đời.
Rệp đẻ trứng theo từng trứng riêng lẻ hoặc theo chùm 2 – 5 trứng. Chúng sẽ giấu trứng vào các khe hẹp nhỏ để bảo vệ trứng khỏi những sinh vật khác. Cũng như tránh cho trứng bị tác động bởi ngoại lực.
Trong vòng 2 tuần sau khi được sinh ra đời. Trứng rệp sẽ nở thành rệp non và chúng sẽ bắt đầu hút máu ngay lập tức.
Rệp non
Rệp non hay còn có tên gọi ít phổ biến khác chính là ấu trùng rệp. Chúng sẽ trải qua 5 lần lột xác trước khi phát triển thành rệp trưởng thành. Những con ấu trùng rệp này có màu vàng nhạt và kích thước nhỏ. Chúng cũng chưa xác định được giới tính khi chưa trưởng thành.
Chúng cần hút máu liên tục để giúp cho quá trình lột xác. Với nhiệt độ phòng chúng có thể chỉ cần 5 lần lột xác trước khi trưởng thành.
Rệp trưởng thành
Sau khi trải qua vài ngày để phát triển thành rệp trưởng thành. Chúng bắt đầu kết đôi và bắt đầu quá trình sinh sản duy trì nòi giống của mình. Trong khoảng thời gian này chúng có thể nhịn đói được vài ngày sau 1 lần hút máu.
Rệp giường có nguy hiểm hay không?
Dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của rệp
- Sự xuất hiện của những lớp vỏ của chúng sau khi lột xác.
- Cơ thể bạn xuất hiện các vết đỏ nhỏ và ngứa ngáy.
- Nệm xuất hiện những vết đen.
Khi bị cắn sẽ như thế nào?
Thông thường khi bị rệp cắn sẽ chỉ bị ngứa ngáy khó chịu. Tuy vậy một số người dị ứng với việc bị rệp cắn sẽ ngứa liên tục, nổi mụn nước, rộp da,…
Vì vậy để tránh bị rệp cắn và nếu bạn là người dị ứng với việc bị côn trùng cắn thì nên cẩn thận. Kiểm tra thật kĩ những vật dụng để tiêu diệt rệp giường nhanh chóng.
- Vết cắn có thể nằm trên mặt, cánh tay hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
- Gây ngứa, khó chịu tại vết cắn.
- Vết cắn có màu đỏ, thường có một đốm đỏ đậm hơn ở giữa.
Có thể nói rệp cực kì nguy hiểm cho con người. Nhất là đối với trẻ em, nếu bị rệp kí sinh sẽ gây cho trẻ sự khó chịu, cơ thể nổi đỏ và dị ứng. Ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
Rệp giường lây lan như thế nào?
Tại sao chúng lại có thể lây lan và di chuyển một cách nhanh chóng như vậy? Có lẽ bạn cũng đang có thắc mắc đúng không.
- Bám trên quần áo và lông vật nuôi để di chuyển qua các khu vực khác nhau.
- Nếu trong không gian chung cư, căn hộ,… Chúng dễ dàng bò đi qua lại giữa các căn hộ hoặc các phòng.
Cách xử lý triệt để rệp giường không phải ai cũng biết
Để xử lý những con rệp nguy hiểm và khó chịu này thật sự không khó. Có những cách diệt rệp giường đơn giản mà bạn không ngờ đến. Dưới đây Việt Thống xin chia sẻ 9 cách thông dụng nhất và được sử dụng nhiều nhất.
- Giặt quần áo, nệm, chăn,… Nên giặt định kì thường xuyên.
- Thường sử dụng máy hút bụi để làm sạch thảm ( nếu sử dụng thảm trải sàn ).
- Sử dụng dụng cụ là quần áo bằng hơi nước nóng để loại bỏ rệp.
- Rắc baking soda lên nệm để tiêu diệt hiệu quả.
- Pha trộn những hỗn hợp diệt rệp và an toàn cho sức khỏe.
- Xịt tinh dầu cây trà lên nệm, gối hoặc quần áo.
- Có thể sử dụng thêm tinh dầu dạng xịt hoa oải hương.
- Lá bạc hà cũng có tác dụng tiêu diệt rệp giường hiệu quả.
- Sử dụng các dịch vụ diệt côn trùng tại nơi bạn sinh sống.
Bài viết về Rệp Giường của chúng tôi chỉ mang tính tham khảo. Bạn hãy tìm hiểu thêm thật nhiều thông tin khác về loài côn trùng này. Chúng tôi chỉ tổng hợp những điểm chính và quan trọng mà thôi. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo nhé.