Nhện nhà xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới và vô cùng quen thuộc với con người. Nhiều gia chủ thường xuyên tiếp xúc gần với chúng và rất có thể sẽ bị tấn công. Những vết cắn liệu có độc, gây nguy hiểm hay không và cách xử lý là gì? Câu trả lời cùng các thông tin liên quan đến loài nhện này sẽ được tổng hợp chi tiết trong nội dung sau bạn hãy tham khảo ngay nhé.
Đặc điểm và tập tính của loài nhện nhà
Chỉ cần quan sát và thường xuyên dọn dẹp nhà cửa của mình thì chắc chắn bạn sẽ gặp được loài côn trùng nhỏ bé 8 chân này. Bởi vì chúng có tập tính sinh sống ở những nơi ẩm thấp như ngóc ngách, kho, gầm tủ, mặt bàn dưới,… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về các đặc điểm và tập tính của loài nhện nhà là gì? Cùng tìm hiểu đáp án trong nội dung sau đây nhé.
Đặc điểm hình dáng
Nhện nhà có ngoại hình và cấu tạo cơ thể rất dễ nhận biết và gần như không thể nhầm lẫn với bất cứ loài côn trùng nào khác. Các đặc điểm cụ thể đó là:
- Chúng có tổng cộng là 8 mắt trong đó có 1 thấu kính.
- Kích thước trưởng thành trung bình với chiều dài từ 4 – 8mm. Thường thì nhện nhà cái luôn lớn hơn các con đực.
- Màu sắc chủ đạo thường là xám hoặc nâu, đan xen thêm những đường phân đoạn đậm nét dọc theo cơ thể.
- Cơ thể được chia thành 2 phần gồm ngực trước và bụng, không có cánh.
Phân bổ nhện nhà
Do có thể thích nghi và phát triển nhanh chóng trong nhiều điều kiện sống khác nhau nên chúng phân bổ rộng khắp trên toàn thế giới. Trong đó mật độ của loài côn trùng này tại các vùng khí hậu nhiệt và ôn đới là cao nhất. Qua thống kê, Bắc Mỹ hiện nay chính là nơi quy tụ, sinh sản lượng nhện nhà siêu khủng.
Tập tính sinh trưởng
Bình thường, loài côn trùng này sẽ xâm nhập vào nơi sống của các gia đình thông qua khe hở ở tường, cửa sổ, cổng chính,… để tìm kiếm nơi lưu trú và thức ăn. Môi trường phát triển lý tưởng nhất của loài nhện nhà chính là tại các khu vực thấp tối, độ ẩm cao, lộn xộn bừa bộn, con người ít khi lại gần,… Cụ thể như khe tủ, gầm bàn, gác mái, nhà kho,…
Nhện nhà có tập tính sống đơn lẻ hoặc đi theo cặp sinh sản. Khi cả hai bên ưng ý với nhau thì sẽ cùng giăng mạng lưới để bắt mồi. Tương tác giữa các cá thể đồng giới vô cùng ít cho nên khi dựng tổ liên kề rất thường xuyên xảy ra đánh nhau.
Thức ăn của nhện nhà
Loài nhện này cũng tương tự như các dòng khác là có tập tính ăn thịt, săn mồi. Thức ăn chủ yếu của chúng thường là những loại động vật, côn trùng nhỏ bé hơn như kiến, muỗi, ruồi,… Công cụ săn mồi chính của nhện nhà là các mạng lưới đan bằng tơ đặc trưng trông mảnh nhưng lại rất chắc chắn và mang lại hiệu quả bắt dính vô cùng cao.
Đặc điểm sinh sản
Sau khi các cặp nhện đực – cái bắt cặp được với nhau, cùng xây dựng mạng lưới săn mồi và chuẩn bị sinh sản. Vào mùa, nhện nhà cái sẽ đẻ tất cả trứng vào trong một kén màu nâu. Mỗi lần như vậy, chúng thường sản từ 150 – 200 trứng và có thể sinh nhiều lần trong một mùa.
Nhện nhà có độc không?
Theo thống kê trên thế giới thống kê được khoảng 50 loài nhện có khả năng cắn người nhưng đại đa số đều chỉ mang độc tính nhẹ hoặc không chứa kịch độc. Cho nên chúng khó lòng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bị cắn. Chủ yếu vết thương chỉ hơi đau nhức và sưng to một chút trong vòng 1 – 2 ngày tương tự như cảm nhận ong đốt.
Cách xử lý khi bị nhện nhà cắn
Do độc tính khá thấp cho nên biểu hiện rõ ràng nhất để nhận biết bản thân bị nhện cắn hay không chính là quan sát kỹ những vùng đau đớn, sưng tấy trong 1 – 2 ngày. Cảm giác hệt sẽ như lúc bạn bị ong đốt. Lúc này điều mọi người cần làm gồm:
- Rửa vết thương dưới dòng nước sạch, oxy già hoặc xà phòng lành tính.
- Sau đó, mọi người bôi thuốc mỡ xung quanh miệng vết cắn giúp tăng cường kháng sinh ngăn ngừa sưng, tấy lớn lớn.
- Khi đã thoa thuốc mỡ được 10 phút thì bạn chuyển sang chườm lạnh sẽ giúp vết thương do nhện nhà cắn tiêu sưng, giảm đau rất hiệu quả.
Trong một số trường hợp nguy cấp sau thì gia chủ nhất định phải liên hệ ngay tới cơ sở y tế, cụ thể:
- Cơ thể xuất hiện tình trạng co thắt cơ bắp tại khu vực bị nhện nhà cắn.
- Miệng vết cắn trở nên bỏng rộp và chuyển dần sang màu tím.
- Sau khi bị cắn cơn đau vẫn luôn kéo dài liên tục không dứt.
- Ngoài đau, nhức, sưng tấy thì chỗ vết cắn và cơ thể còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng mới, khác lạ.
- Khi bạn cảm thấy cần đến sự trợ giúp của y tế.
Cách phòng ngừa nhện cắn
Để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa số lần bị nhện nhà cắn thì bạn nên thực hiện những điều sau đây:
- Mặc quần áo che chắn cơ thể kín mít, đeo bao tay, đội nón, mang khẩu trang những khi tham gia dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh kho bãi, tầng hầm,…
- Trước khi sử dụng, cầm nắm bất cứ vật dụng gì thì cũng cần quan sát cẩn thận trước xem có nhện nhà hay không.
- Mọi trang bị, đồ đạc mặc lên người đều phải giũ mạnh vài lần để đảm bảo không có sinh vật bất thường nào cư trú bên trong, nhất là đối với những đồ dùng lâu ngày không sử dụng.
- Trám, chèn kín các phần hở, khe tưởng, lỗ nhỏ,… để ngăn chặn nhện nhà cùng các loại côn trùng khác xâm nhập vào.
- Dọn dẹp nhà ở thường xuyên, hạn chế tích trữ các đồ dùng không bao giờ sử dụng, đặc biệt là phải hạn chế để củi.
- Ngoài khuôn viên nhà không được để gỗ, đá quá nhiều.
Những sự thật thú vị về loài nhện nhà
Ngoài những đặc điểm ở trên thì loài nhện này còn có một số sự thật thú vị mà không phải ai cũng biết hết. Đó là:
Mạng nhện có hình ống khói
Mạng lưới săn mồi của nhện nhà mang hình dáng hơi khác biệt so với những họ hàng khác. Chúng thường là có dạng như ống khói kết thúc ở một đầu. Mạng nhện xuất hiện tại khắp nhà đặc biệt ở phần trần và cửa sổ. Với công cụ này chúng sẽ luôn được bảo vệ và còn có thể cảm nhận mọi rung động xung quanh nhờ những sợi tơ mảnh.
Ngoại hình tương đồng với nhện góa phụ đen
Nhện nhà tuy không hề gây nguy hiểm gì lớn cho con người nhưng nhiều gia đình vẫn vô cùng lo lắng với sự xuất hiện của chúng. Bởi loài này có hình dáng cấu tạo cơ thể tương tự như nhện góa phụ đen – một trong những loại cực độc. Phần đầu và chân của chúng nhỏ hơn rất nhiều so với bụng tròn của cơ thể.
Nhện nhà khá thân thiện
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, loài nhện này khá là hiền, không hung hăng cắn người. Đồng thời chúng cũng có tập tính chung sống hòa bình với nhau trên cùng mạng lưới. Nhện nhà đực sẽ bắt cặp với bạn đời trong một khoảng thời gian cực dài mà không cần lo sợ bị con cái ăn thịt như những họ hàng khác.
Hấp thụ thức ăn ở dạng lỏng
Loài nhện nói chung và nhện nhà nói riêng thì đều không thể tiêu hóa thức ăn ở dạng rắn, cứng. Cho nên lúc nào chúng cũng phải dùng tơ quấn quanh rồi tiêm enzym phá mô để xử lý con mồi sang thể lỏng trước khi hấp thụ. Sau đó phần ruột của nhện mới có thể chắt lọc được hết các dinh dưỡng có trong bữa ăn.
Nhện nhà kiểm soát huyết áp rất ổn định khi di chuyển
Có thể bạn chưa biết nhưng hầu hết các loài nhện trong đó có nhện nhà đều không chỉ di chuyển bằng mỗi việc sử dụng cơ. Ngoài cách thông thường, chúng còn biết phương pháp kết hợp điều chỉnh huyết áp để đi bộ hoặc nhảy xa. Loài nhện sẽ co các bó cơ ở đầu ngực rồi làm tăng dòng chảy hemolymph ở phần chân, mở rộng diện tích khu vực có thể di chuyển tới. Với áp lực cao đột ngột như vậy sẽ làm phần cẳng bị nén lại và nhảy vọt được theo điều khiển tùy ý.
Không có xương sống
Nhện nhà hay loài nhện nói chung đều có cấu trúc khung xương nên chúng mới thuộc vào côn trùng. Trên cơ thể, loài vật này chỉ sở hữu duy nhất một bộ phần là màng cứng được dùng để bao quanh cơ quan và máu ở bên trong. Điều đó khiến cho nhện luôn xếp vào nhóm những loài động vật không xương sống hoặc không có cột sống.
Do chỉ có lớp màng cứng bên ngoài để bảo vệ cơ thể nên nhện nhà muốn tăng trường thì phải thường xuyên lột xác. Sau khi thay một chiếc áo mới, chúng sẽ có thể phát triển mạnh mẽ hơn mà không còn lo bị gò bó trong kích thước nhỏ bé. Sau khi lột vỏ, loài nhện chỉ cần một thời gian cực ngắn là đã trở lại ngay trạng thái như cũ. Khoảng thời gian phục hồi là lúc mà chúng yếu đuối và dễ dàng chịu tổn thương nhất do màng bảo vệ chưa kịp cứng lại.
Dù hiền nhưng nhện nhà cũng là một tay săn mồi
Thức ăn của loài nhện này vẫn là các động vật nhỏ hơn nên chúng dù trông khá hiền nhưng vẫn là các tay săn mồi cừ khôi. Một số loài côn trùng và không xương sống nếu bất cẩn cũng đều có thể trở thành bữa ăn chính cho nhện.
Sau khi con mồi bị vướng vào tơ nhện sẽ bị tiêm enzym tiết ra từ tuyến nằm gần hàm hoặc răng nanh để hóa lỏng cơ thể. Ở loài nhện này, tuy nọc độc không có mấy tác dụng với con người nhưng với các loài động vật khác vẫn rất có tính sát thương.
Mang lại rất nhiều lợi ích hơn là có hại
Do hình dáng của loài nhện nhà với tông màu tối nên trông khá đáng sợ. Thực tế loại côn trùng này ngoài tác hại gây mất thẩm mỹ cho tổ ấm của bạn ra thì còn mang đến rất nhiều lợi ích. Cụ thể như là: bắt và làm giảm những con côn trùng gây hại trực tiếp khác gồm có muỗi, ruồi, gián,…
Kết luận
Nhện nhà dù trông rất hiền nhưng thực tế vẫn có khá nhiều người không thể yêu thích thậm chí còn luôn cảm thấy lo lắng vì sợ bị cắn. Vết thương do loài này gây ra khá lành tính nên bạn đừng quá sợ hãi khi gặp phải trong cuộc sống nhé. Lúc đó mọi người chỉ cần áp dụng cách xử lý mà chúng tôi giới thiệu thì mọi vết thương đều sẽ sớm khỏi.