Con tằm – loài côn trùng có khả năng sinh tơ, mang đến giá trị kinh tế cao. Chúng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc và được họ thuần hóa để phục vụ cho quá trình sản xuất gấm vóc từ khoảng hơn 5.000 năm về trước. Để tìm hiểu chi tiết hơn về loài côn trùng này, bạn đọc hãy khám phá thông qua nội dung bài viết sau đây.
Giới thiệu về con tằm
Con tằm là một loài ấu trùng của loài bướm có tên khoa học Bombyx mori. Chúng có nguồn gốc từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam. Từ xa xưa người Trung Quốc đã phát hiện ra khả năng đặc biệt của loài ấu trùng này là nhả tơ. Bởi vậy, khoảng hơn 5.000 năm về trước họ đã thuần hóa và nuôi tằm rất phổ biến.
Người Trung Quốc nuôi tằm để phục vụ quá trình sản xuất vải lụa mang giá trị kinh tế cao. Tơ sợi mà chúng nhã ra không những được dùng để làm quần áo, gấm vóc mà còn dùng để nghiên cứu khoa học. Con tằm thường ăn lá dâu có màu trắng nhưng vẫn có thể hấp thụ bất kể loại lá nào thuộc giống nhà tầm. Theo quá trình thuần hóa từ hơn 5.000 năm về trước nên sự sinh sống của chúng phụ thuộc chủ yếu vào con người.
Đặc điểm của con tằm
Con tằm có kích thước khoảng 7 đến 10cm và bằng một ngón tay của người trưởng thành. Cơ thể của chúng được chia ra thành 3 phần rõ rệt và có đặc điểm nhận diện như sau:
- Đầu của con tằm nhỏ có gai, đây chính là bộ phận thực hiện công việc tiết ra tơ để làm các sản phẩm gấm vóc cho.
- Ngực của chúng được chia thành 3 đoạn rõ, mỗi đoạn sở hữu một đôi chân có vuốt. Tuy nhiên bộ phận này không dùng để đi mà sử dụng cầm lá để ăn.
- Bụng chúng có 11 đoạn, trong đó đoạn 9,10, 11 hợp nhất sẽ tạo thành tấm hậu môn và các đôi vòi đuôi. Đoạn 3, 4, 5 và 6 có các cặp cơ lồi ra bên ngoài được gọi là chân.
Con tằm sẽ tiết ra tơ bằng miệng của mình. Đây thực chất là nước bọt của nó nhả ra và đã cứng lại. Kén được hình thành từ tơ thô có chiều dài từ 300 đến 900m của tằm. Sau khoảng 1 tháng tuổi chúng bắt đầu quay kén và ngừng hấp thụ thức ăn và chuyển qua màu ngả vàng. Nếu chúng nhận thấy sợi tơ mà mình đã quay bị xáo trộn thì bản thân sẽ bắt đầu lại cái kén mới.
Vòng đời và sự sinh sản của con tằm
Vòng đời của con tằm bắt đầu từ khi chúng được sinh ra bởi một con sâu tơ cái sau khi giao phối và đẻ trứng. Khi này ấu trùng sẽ được nở ra từ sâu tơ và ăn lá dâu để phát triển thành nhộng. Ở giai đoạn nhộng tằm sẽ được đan lưới xung quanh mình, nó sẽ xoay đầu, kéo sợi và dần trưởng thành con bướm đêm. Sau đây là vòng đời chi tiết của tằm mà bạn đọc có thể tham khảo chi tiết.
Giai đoạn trứng
Trứng là giai đoạn đầu tiên trong suốt vòng đời tất bật lột xác của một con tằm. Nó được đẻ ra bởi một con bướm đêm và có kích thước chỉ bằng một chấm nhỏ. Theo nghiên cứu của các nhà côn trùng học thế giới thì một con bướm đêm cái có thể sản sinh ra khoảng 350 trứng cùng một lúc. Vào mùa xuân, trứng sẽ bắt đầu nở ra do hơi ấm bắt nguồn từ không khí và chỉ diễn ra duy nhất 1 lần trong năm.
Giai đoạn ấu trùng
Trứng của con tằm sau khi được sinh ra từ sâu tơ sẽ được ấp ở nhiệt độ từ 23 đến 25°C trong vòng 11 – 14 ngày. Đây là giai đoạn sinh dưỡng của trong tổng 4 lần lột xác của chúng. Khoảng thời gian này nó mới chỉ có kích thước khoảng 0.31cm. Trong giai đoạn này, tằm non chỉ ăn lá dâu non.
Giai đoạn ấu trùng được kéo dài từ 14 đến 21 ngày. Tại thời điểm này chúng chỉ ngủ khoảng 5 đến 7 tiếng một ngày. Trong lần lột xác đầu tiên nó sẽ rụng hết lông và dần trở nên mịn màng hơn sau 3 lần lột xác tiếp theo.
Giai đoạn tạo kén
Sau khi ấu trùng đã đạt đến kích thước lý tưởng và đủ lượng dinh dưỡng cần thiết từ lá dâu chúng sẽ ngừng ăn và bắt đầu tạo kén. Con tằm sẽ bắt đầu nhả tơ theo bản năng tự nhiên của mình để tạo ra kén màu trắng hoặc vàng nhạt hình bầu dục. Đây là quá trình làm đông các sợi tơ lỏng thành tơ thô. Đối với con tằm lưỡng hệ chúng sẽ tiến hành kéo tơ trong 6 đến 7 ngày, còn loại lưỡng hệ có thể dài hơn vài ngày.
Sau khi quá trình kéo kén hoàn thành chúng sẽ tự thu mình lại trong chính ngôi nhà mình vừa làm. Đây cũng là quá trình con tằm quay tơ để bảo vệ mình khỏi những mối nguy hiểm tiềm tàng xung quanh. Một sợi tơ mà chúng tạo ra có thể dài 1.5m, có hình elip 3 lớp. Khi kén hình thành, tằm sẽ cơ mình lại vào phủ lên toàn thân một lớp tơ mỏng. Thời điểm này chúng sẽ ẩn mình ở bên trong kén và chuyển thành nhộng.
Giai đoạn nhộng
Sau khi quá trình hình thành kén kết thúc, con tằm sẽ bắt đầu lột xác bên trong kén để chuyển thành nhộng. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi và không xảy ra bất kỳ hành động nào trong vòng đời của chúng. Thời điểm này tằm sẽ ẩn mình, mọi việc diễn ra vô cùng bí hiểm để dẫn đến nhiều thay đổi ngoại hình về sau.
Trước khi chuyển thành nhộng, cơ thể con tằm còn bước qua giai đoạn tiền nhộng. Lúc này toàn bộ cơ quan của chúng như tuyến tơ, tuyến thay lông, phần phụ ở bụng được tiêu biến. Tiếp đến các cơ quan trong giai đoạn nhộng bắt đầu hình thành bao gồm một cặp mắt, cặp râu lớn cánh trước sau và chân. Tại thời điểm này lớp biểu bì của nhộng sẽ được hình thành, mềm, có màu vàng đậm hơn.
Con tằm cái trong giai đoạn nhộng này có một đường dọc nhỏ nối các đoạn bụng thứ 8 và 9. Nhộng đực nhẹ hơn nhộng cái, không có đường dọc nối này, thay vào đó chúng sẽ xuất hiện một lỗ nhỏ xuất hiện trong đoạn thứ 9. Giai đoạn từ từ con tơ tằm đến khi chuyển thành nhộng thường diễn ra trong vòng 5 ngày.
Giai đoạn bướm ngài
Giai đoạn nhộng của con tằm sẽ kéo dài từ 10 đến 12 ngày để phát triển thành bướm ngài đêm. Để ra được thế giới bên ngoài chúng cần phải đục một chiếc lỗ nhỏ bằng việc tiết ra hoạt chất protease nhẹ. Chất này được sinh ra từ nước bọt của tằm để làm tan màng kén. Sau khi bướm đêm trưởng thành chúng sẽ tiến hành giao phối vào tạo nên một vòng đời tiếp theo của tằm.
Các loài tằm đang có hiện nay
Hiện nay, trên thế giới có 4 loại tằm tự nhiên bao gồm tằm dâu, tằm tạc, tằm sồi, tằm thầu dầu lá sắn. Trong đó số lượng con tằm dâu chiếm 95% và luôn mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho con người. Sau đây là vài nét tiêu biểu mà bạn đọc có thể quan tâm về các loài của côn trùng này.
- Con tằm dâu được con người khai thác cách đây hơn 5.000 năm trước. Chúng có nguồn gốc từ Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc sau đó du nhập sang Việt Nam, Ấn Độ và cả Châu Âu. Con tằm này được con người thuần hóa để sản xuất tơ giúp con người tạo ra nhiều gấm vóc đắt giá.
- Con tằm dầu lá sắn có 2 loài là Philosamia niconi và Philosamia cynthia. Loài này có kích thước nhỏ, thích ăn lá thầu dầu và lá sắn, rất phù hợp để ươm tơ. Bởi nó có khả năng tạo ra nhiều tơ thô tốt cho người chăm nuôi.
- Con tằm tạc thuộc loại ăn lá cây tạc, có thể dùng để ươm giống như tằm dâu và có 4 loại gồm: Antheraea pernyi, Antheraea mylitta, Antheraea yamamai, Antheraea assamensis. Đây là giống tằm mang đến tầm quan trọng thứ 2 trên thế giới và được nhiều nông dân chăm nuôi ưa chuộng.
- Con tằm sồi hiện chưa có nhiều thông tin bởi chúng khá hiếm và không được con người tìm kiếm, chăm nuôi như những loại kể trên.
Tầm quan trọng kinh tế, khoa học, môi trường của tằm
Con tằm là loài côn trùng từ lâu đã mang đến nhiều giá trị to lớn về mặt kinh tế, khoa học và xã hội. Chúng đã được ông cha ta thuần chủng từ hơn 5.000 năm về trước để phục vụ cho đời sống của con người. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về mặt tích cực của nó nhé.
Lợi ích kinh tế
Kén được tạo ra từ quá trình quay tơ liên tục của con tằm có thể dài tới 800m đến nặng khoảng 1.5kg. Vì vậy đây trở thành nguyên liệu hữu ích cho việc sản xuất vải lụa cho con người hàng nhiều đời qua. Do đặc tính bền đẹp mà những sản phẩm làm từ tơ tằm luôn mang đến giá trị cao.
Lợi ích trong khoa học
Tơ của con tằm được dùng trong nền công nghệ sinh học. Điền hình là chúng được dùng để sản xuất protein tái tổ hợp. Đồng thời nó còn được sử dụng trong mô hình động vật với mục đích phát triển các chất kháng khuẩn mới. Mới đây nhất các nhà khoa học thuộc Đại học bang Utah còn dùng tơ của chúng chuyển gen để nuôi cấy tế bào xương với hy vọng chữa bệnh cho những bệnh nhân bị teo cơ xương bẩm sinh.
Giá trị môi trường
Tơ của con tằm mang đến nhiều giá trị kinh tế cao, các sản phẩm mà chúng tạo ra luôn được con người yêu thích. Khi bạn sử dụng các vật liệu làm từ chất liệu lụa tự nhiên này bản thân đã góp phần không nhỏ vào bảo vệ môi trường. Điều này hạn chế được những chất thải từ các sợi hóa học đang phát triển tràn lan trên thị trường hiện nay. Không những vậy lụa tơ tằm còn giúp làn da của bạn trở nên mịn màng hơn.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về con tằm qua các thông tin cụ thể nhất. Đây là loại ấu trùng của bướm có khả năng nhả tơ và mang đến nhiều lợi ích kinh tế, khoa học và môi trường cho con người. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã bổ sung được nhiều kiến thức thú vị về loài côn trùng này nhé.