Con mối là loại côn trùng có khả năng ăn mòn các công trình xây dựng, vật liệu, đồ gỗ, tài liệu,… Vậy bạn đã biết làm thế nào để diệt trừ loài vật gây hại này hay chưa? Để có câu trả lời chi tiết nhất mọi người hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung bài viết bên dưới nhé.
Đặc điểm nhận dạng loài mối
Con mối là loài côn trùng có tên khoa học Isoptera, chúng xuất hiện từ thời nguyên thủy cách đây từ 200 triệu năm trước. Hiện nay, trên trái đất có tới hơn 2700 loài với nhiều tập tính và đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận diện loài côn trùng này dựa theo các đặc điểm chung cơ bản như sau:
Đặc điểm chung về ngoại hình của loài mối
Từ lâu, mối đã là loài côn trùng không còn xa lạ với nhiều người. Chúng thường sinh sống theo bầy đàn, làm tổ và ẩn náu dưới các hốc cây, nền đất, tường nhà. Nhìn chung tất cả loài mối đều có đặc điểm ngoại hình gồm các bộ phận như:
- Phần đầu của mối được bao bọc tương đối vững chắc bởi một lớp vỏ cứng.
- Con mối có mắt đơn, mắt kép và râu hình chuỗi hạt với số lượng đốt thay đổi theo từng loài khác nhau. Đây cũng chính là bộ phận kiêm luôn chức năng làm vị giác và khứu giác.
- Phần ngực của mối gồm 3 đốt tương ứng với các đôi chân đối xứng nhau. Trong đó có loài mối cánh còn có thêm đôi cánh tại phần đốt ngực giữa.
- Bụng của mối thường có 10 đốt, trong đó đốt thứ 2 đến 8 sẽ có một cặp lỗ thở. Vị trí đốt thứ 10 chính là sắp sinh dục.
Phân loại mối
Để có cách phân loại loài mối chi tiết nhất người ta sẽ căn cứ theo phương thức làm tổ và đặc tính gây hại của chúng, cụ thể:
Dựa theo phương thức làm tổ
Căn cứ vào phương thức làm tổ, chúng ta sẽ chia loài mối làm 2 loại theo các đặc điểm cụ thể như sau:
- Con mối làm tổ trong gỗ: thường thấy ở loài mối gỗ khô. Tổ chỉ nằm gọn trong thanh gỗ, tổ thường kết cấu đơn giản, quẩn thể không lớn, có những lỗ nhỏ thông từ ổ này sang ổ khác và thông với bên ngoài.
- Con mối làm tổ trong gỗ và đất: tổ có thể có trong gỗ khô, trong cây sống và có thể có một phần trong đất. Loại tổ này gồm có: tổ ụ nổi (những mô đất nhô cao hơn bề mặt và những khoảng chìm sâu dưới đất) và tổ chìm nằm hoàn toàn trong lòng đất.
Căn cứ theo đặc tính gây hại
Dựa vào đặc tính gây hại của chúng mà người ta đã chia loài mối ra làm 3 nhóm chính như:
- Mối ngoài đồng
- Mối trong rừng
- Mối hại công trình
Trong đó, con mối hại công trình là loài gây tổn thất lớn nhất cho con người. Loại mối này được chia làm 2 nhóm nhỏ hơn đó là: mối gỗ khô và mối đất. Mối gỗ khô sinh sống đục gỗ thành các khe trong thân cây, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do đó, có thể nhận dạng tổ của chúng qua những hạt phân đùn ra ngoài thân gỗ trông như hạt cát (nên loài này còn được gọi là mối “đống cát”).
Vòng đời và tuổi thọ của con mối
Thời gian sinh sản của mối thường bắt đầu vào mùa mưa. Khi này con cái sẽ giao phối cùng con đực, đến khi chúng gặp thời tiết phù hợp sẽ tự động chui vào tổ để sinh nở. Đây là giai đoạn bắt đầu để mối lập đàn và duy trì nòi giống của mình. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về quá trình này chúng tôi sẽ phân tích thông tin cụ thể sau đây.
Vòng đời phát triển của mối
Mối thuộc loại côn trùng biến hóa không hoàn toàn nên chúng chỉ trải qua 3 giai đoạn phát triển bao gồm: Trứng, ấu trùng và con trưởng thành. Thời gian sinh trưởng của con mối tùy thuộc vào điều kiện môi trường, nhiệt độ và nguồn thức ăn.
Giai đoạn trứng
Trứng thường được sinh ra từ con mối chúa, lần giao phối đầu tiên mối chúa có thể đẻ được vài chục trứng, các lần sau cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn số trứng sẽ dần tăng lên. Trứng mối có màu trắng đục, hình bầu dục và rất nhỏ.
Con mối thường đẻ trứng ở những nơi chúng cho là an toàn như trong tường, dưới lòng đất. Mỗi quả trứng mối có thể phát triển thành bất kỳ thành viên nào trong tổ như mối thợ, mối lính hoặc mối cánh…
Giai đoạn ấu trùng
Trứng sẽ nở thành ấu trùng trong khoảng 30 đến 60 ngày. Các con ấu trùng khi này sẽ có màu trắng đục và kích thước khá nhỏ chỉ bằng một đầu chấm. Chúng sẽ được con mối thợ hỗ trợ chất dinh dưỡng bằng cách làm phá vỡ cấu trúc gỗ để làm thức ăn. Nó thực hiện việc nhai và nuốt vào ruột, sau đó các enzym trong ruột sẽ xuất ra hậu môn nhằm nuôi dưỡng ấu trùng.
Giai đoạn trưởng thành
Qua nhiều lần lột xác, các con ấu trùng sẽ có đầy đủ các cơ quan để trưởng thành. Trong đó bao gồm có 3 loại mối trưởng thành cùng các thông tin thú vị như:
- Mối thợ: là lực lượng đông đảo nhất và vô cùng cần thiết của tổ mối. Chúng làm việc không ngừng.
- Con mối lính: là hàng rào phòng thủ và bảo vệ cho toàn bộ tộ mối. Ngăn cản những cuộc xâm nhập và tấn công vào tổ mối. Trong một số trường hợp nhất định chúng có thể chuyển qua làm mối thợ tạm thời.
- Mối có cánh giúp mở rộng sự phân bố của loài mối. Chúng ra đời định kỳ và sẽ tiến hành rời khỏi tổ tìm nơi thích hợp và xây dựng nên một vương quốc mới.
Tuổi thọ của con mối
Tuổi thọ của loài mối tùy thuộc vào nhiệm vụ đang đảm nhiệm. Nhìn chung, loài côn trùng này có tuổi đời khá cao, cụ thể:
- Mối chúa thực hiện nhiệm vụ sinh sản có thể sống đến 10 năm nếu trong điều kiện khí hậu lý tưởng.
- Con mối thợ, mối lính có tuổi thọ chỉ khoảng 1 – 3 năm.
Những tác hại của con mối
Mối là loài mang đến nhiều tác hại cho con người cũng như các vật liệu xung quanh chúng ta. Điều này bạn sẽ thấy rõ ràng khi nơi nào có nó xuất hiện. Sau đây là những tác hại điển hình mà loài côn trùng này mang lại.
- Con mối làm hư hại các tài liệu quý, sách báo, giấy,… trong gia đình, thư viện, bảo tàng.
- Mối tấn công nhiều công trình xây dựng làm thiệt hại nghiêm trọng lên đến hàng tỷ đồng.
- Loài mối làm hỏng các loại đồ dùng trong nhà, hệ thống đê điều, tàu, thuyền, gây thiệt hại đến máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao…
- Các con mối có thể luồn lách vào những khe hở nhỏ. Từ đó, chúng làm cho các bộ phận của máy móc bị chập mạch, có thể dẫn đến cháy nổ gây nguy hiểm.
- Bên cạnh đó, con mối còn tấn công cánh cửa ra vào, cửa gỗ nhà bạn. Do vậy khi chúng ta mở cửa sẽ dễ bị kẹt hay khó mở, đó là do mối ăn gỗ gây ra.
- Sản phẩm thải ra của chúng có nhiều hơi nóng và tạo độ ẩm, điều này làm cho gỗ phồng lên và cánh cửa bị khó mở. Con mối ăn liên tục không ngừng nghỉ, đồng nghĩa với việc chúng liên tục tiêu thụ và phá hoại gỗ.
Cách diệt loài mối đơn giản và hiệu quả
Để giảm thiểu thiệt hại do con mối gây ra, có nhiều phương pháp diệt trừ chúng. Bạn hãy lựa chọn phương pháp phù hợp với gia đình mình qua các cách sau:
Diệt con mối bằng phương pháp tự nhiên
Chúng ta có thể diệt loài mối bằng các phương pháp tự nhiên được lưu truyền trong dân gian từ xưa. Sau đây là cách khi bạn áp dụng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Cụ thể:
Ánh sáng mặt trời
Con mối rất sợ ánh sáng mặt trời, nên bạn hãy tận dụng những ngày có ánh nắng to và mang các đồ dùng gỗ trong nhà ra phơi trong khoảng 1 đến 2 giờ liên tục trong 2 ngày. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, tránh để đồ dùng ở những nơi ẩm mốc sẽ tạo điều kiện cho mối phát triển.
Sử dụng tinh dầu cam
Vỏ quả cam có chứa hợp chất D-limonene có tác dụng diệt côn trùng. Khi bạn xịt tinh dầu cam vào con mối, hàm lượng acid citric có trong hợp chất D-limonene sẽ phá huỷ xương sống, khiến chúng mất nước, mất protein và chết đi.
Sử dụng dầu hỏa
Bạn có thể đuổi con mối bằng cách xịt dầu hoả vào các lỗ trên đồ dùng gỗ trong nhà hoặc dùng mảnh vải khô thấm vào dầu hỏa và bôi lên bề mặt gỗ. Để tăng hiệu quả, bạn sau khoảng 2 giờ nên bôi thêm một lớp dầu hỏa nữa. Cuối cùng, bạn dùng khăn ướt lau sạch bề mặt đồ dùng để khử mùi dầu hỏa. Áp dụng phương pháp này bạn cần tránh xa nguồn lửa vì dầu hoả bén lửa gây hoả hoạn.
Dùng dầu gió
Con mối rất sợ mùi bạc hà trong dầu gió. Do đó, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu gió lên các lỗ mối trên đồ dùng gỗ trong gia đình. Điều này sẽ khiến chúng tự động bò đi nơi khác và không làm hại đến tài sản của nhà mình.
Diệt con mối bằng hóa chất
Bạn hãy dùng thuốc diệt mối bằng hóa chất ở dạng Phosphine như Aluminium Phosphide 56%, Quickphos 56%, Actellic 50ec, Celphos 56%, Sumithion 50ec, Alumifos 56%, Cypado 25ec, clomifos 20ec … Đây là cách diệt mối chuyên dụng giúp chúng ta bảo quản kho hàng, vật dụng khỏi bị mối phá hoại tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất hiện nay.
Diệt con mối tận gốc bằng cách đốt và loại bỏ tổ mối
Để tiêu diệt mối không thể chỉ diệt từng con riêng lẻ do chúng sống theo từng đàn, từng ổ với số lượng lớn. Do vậy người ta thường tìm nhiều biện pháp để diệt cả hệ thống tổ và cả mối Chúa. Họ thực hiện bằng cách dò tìm và đào thẳng vào tổ mối, sau đó tìm con mối chúa và giết chúng. Bạn cần đào xung quanh tổ mối và đốt cháy nó. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng nếu chúng ta phát hiện ra tổ mối.
Những điều thú vị về con mối mà có thể bạn chưa biết
Loài côn trùng nhỏ bé này sở hữu những bí mật thú vị có thể khiến bạn cảm thấy bất ngờ. Sau đây là những thông tin tiêu biểu mà chúng tôi muốn chia sẻ để mọi người khám phá.
Thị giác con mối không tốt
Do mối thợ và mối lính dành cả cuộc đời để làm việc trong bóng tối nên chức năng thị giác của chúng bị suy giảm. Ngược lại, những con mối có khả năng sinh sản cần có thị lực để tìm bạn tình và xây dựng tổ ấm.
Ruột mối có vi sinh vật làm phá vỡ cellulose
Thức ăn chính của con mối là cellulose trong gỗ, tuy vậy, chất xơ này lại khá cứng, có độ bền cao và rất khó tiêu hóa. Các vi sinh vật trong ruột mối lúc này phá vỡ cellulose, giúp phân giải thức ăn tiêu hóa cho mối.
Các con mối ăn phân của nhau
Các con ấu trùng hay gọi là mối non gặp khó khăn trong việc hấp thụ cellulose từ gỗ. Do đó chúng sẽ cần sự trợ giúp từ các con mối thợ. Do nó chưa có vi sinh vật phân giải cellulose trong đường ruột. Thay vào đó ấu trùng ăn phân của mối thợ để giúp chúng có lượng vi sinh vật cần thiết lấp đầy cho đường ruột.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu nhiều thông tin thú vị về con mối cùng cách tiêu diệt chúng. Đây là loài côn trùng gây hại cần được xử lý tận gốc trước khi chúng tàn phá đồ đạc, vật dụng, công trình,… Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích trong việc bảo quản, giữ gìn vật dụng trong gia đình bạn