Con dế vô cùng quen thuộc với chúng ta, đặc biệt đối với người dân tại các vùng nông thôn. Tuy vậy không phải ai cũng đã hiểu hết về đặc điểm của con vật này như là tác dụng chữa bệnh, thức ăn nước uống, phân loại,… Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp những nội dung trên để có thêm nhiều kiến thức thú vị về loài dế nhỏ bé nhé.
Vòng đời và sự xuất hiện của con dế
Tập tính giao phối của loài dế là vào mùa hạ, con cái sẽ sinh sản trong những tháng mùa thu. Sau đó, trứng của chúng sẽ nở vào đầu năm sau, cuối xuân và đầu hè. Thông thường, mỗi con dế cái có thể đẻ lên đến 200 phôi một lần. Vòng đời của loài côn trùng này được tính từ khi chúng còn là ấu trùng đến hết cuộc đời sẽ kéo dài chừng 4 tháng. Cụ thể:
- Phần trứng sau khi nở sẽ được gọi là ấu trùng hay còn có tên khác là dế non.
- Khoảng chừng 5, 6 ngày sau khi nở, dế non sẽ lần đầu tiên thay lớp vỏ ngoài để tăng kích thước. Vòng đời, chúng thường chỉ lột xác tối đa 8 lần. Những người trong nghề thường hay gọi mỗi lần như vậy là con dế đã thêm 1 “tuổi”. Thời gian giữa mỗi lượt lột xác là không giống nhau. Có nghĩa khi dế được 8 “tuổi” sẽ tương đương vòng đời tầm 45 – 50 ngày.
- Khi đạt đến kích thước trưởng thành, con dế thường chỉ có chiều dài từ 0,6 – 2,5cm, nặng trung bình 1 gr/con. Lúc này, cánh của chúng mới bắt đầu mọc và phát triển mạnh. Tại các trại nuôi thì đây chính là thời điểm để xuất chuồng bán thịt.
- Khi được 2 tháng, con dế sẽ mọc đầy đủ phần cánh, từ màu sắc bạn có thể phân biệt được giới tính của chúng để phục vụ ghép cặp sinh sản.
- Sau khi sinh sản, loài dế sẽ bước vào tuổi già nua và kết thúc vòng đời của mình.
Thức ăn và nước uống của loài dế
Nuôi dế là một trong những thú vui của rất nhiều người, nhất là các bạn nhỏ. Vậy con vật này có dễ dàng chăm sóc hay không bạn hãy tham khảo ngay nội dung chia sẻ về thức ăn và nước uống của chúng ngay sau đây nhé:
Thức ăn của con dế
Dế là loại động vật ăn tạp khi mà mọi thứ từ rệp, ấu trùng, hoa, cỏ, quả, lá, hạt,… đều có thể tiêu hóa được. Cho nên thức ăn của chúng vô cùng đa dạng ở ngoài tự nhiên. Từ đó giúp số lượng loài côn trùng này tăng cao nhanh chóng. Còn trong ngành chăn nuôi con dế thì ngoài dạng thức ăn xanh thiên nhiên thì bạn có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho chúng. Cụ thể đó là cám, bột, viên,… các sản phẩm đã qua chế biến bày bán ở các cửa hàng chuyên gia súc gia cầm.
Nước uống của loài dế
Nhu cầu nước của con dế tương đối cao dù mỗi ngày chúng đều ăn nhiều rau cỏ tươi giàu khoáng, chất xơ. Cho nên con vật này thường xuyên phải bổ sung thêm nước để phục vụ đủ nhu cầu đời sống, hoạt động thường ngày. Tại các trang trại nuôi thì càng phải chú trọng theo dõi, cung cấp liên tục bởi khẩu phần thức ăn tinh sẽ khiến chúng khát nhiều hơn. Chất lượng nước cũng cần hết sức quan tâm, không nên dùng nguồn đã bị ô nhiễm.
Một số loại dế ở Việt Nam hiện nay
Con dế được trên thế giới hiện được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Tại nước ta, loài côn trùng này đang phân ra làm 7 dòng, cụ thể đó là:
Dế đá
Tiếng gáy của loài dế đá vô cùng mạnh mẽ, lấn lướt cả nhiều loại khác. Đồng thời chúng cũng khá hung hăng và máu chiến nên mọi người không nên nuôi chung 2 cá thể với nhau. Con dế đá hiện được phân ra làm những chi nhỏ hơn như:
- Dế than: có màu đen đậm, nổi bật bất kể là con dế đực hay cái. Khi trưởng thành chúng đạt đến độ dài 4cm, ngang 1,2cm.
- Dế lửa: mang vỏ ngoài với màu vàng đỏ rực rỡ, kích thước cùng tập tính sinh hoạt tương tự như Dế than.
- Dế út tiêu: tuy có vẻ ngoài khá nhỏ bé nhưng tiếng gáy con dế này lại rất lớn và vô cùng hung hăng khi chơi đá dế.
Dế cơm
Giống dế cơm thường được biết đến với hương vị béo ngậy, thơm ngon và đây cũng là đặc sản nức tiếng của nhiều vùng tại nước ta. Món ăn này có độ ngọt như thịt cua, tươm mỡ khi cắn vào miệng nên rất được ưa chuộng ở những bàn nhậu. Đồng thời con dế cơm cũng là loài đạt kích thước to nhất trong tất cả họ hàng với phần chân sau to khỏe, đầy gai. Hai cánh của chúng khá ngắn so với thân người, bụng to và khá nhiều thịt.
Dế nhũi, dế dũi, dế trũi
Con dế nhũi ở một số nơi còn gọi là dế dũi, dế trũi. Chúng có vẻ ngoài trông vô cùng mạnh mẽ. Phần cánh sẽ ngắn hơn phần thân hình dài. Phía càng vô cùng sắc bén và cẳng chân thì đầy gai nhọn. Điểm đặc biệt của dế nhũi là không biết bay và nhảy. Chúng chỉ bổ dũi cả thân người về phía trước, khi di chuyển trông vô cùng bặm trợn.
Loài dế này có sức phá hoại cây trồng, mùa màng tương đương với châu chấu. cào cào. Đồng thời, những ai nuôi trùn quế thì đều coi con dế dũi là nỗi khiếp sợ mỗi khi mùa sinh sản bắt đầu. Bởi chúng có sức ăn trùn quế rất khủng khiếp, nếu không bảo vệ kịp thời sẽ gây nên thiệt hại vô cùng lớn.
Dế mèn
Dế mèn là loài khá nóng tính nên thường xuyên được đem tới để tham gia đá chọi. Kích thước của chúng trung bình chiều dài khoảng chừng 2cm. Phần thân thường mang 3 màu sắc đặc trưng nổi bật đó là đen huyền, vàng nghệ và đỏ hoe. Trong vòng đời của mình, con dế mèn có thể tăng trưởng, sinh sản mọi thời điểm nhưng tập trung nhất vẫn là vào mùa mưa. Loài này còn có tập tính sống bầy đàn ở những môi trường đơn giản như trong hang, đám cỏ khô,…
Một số loại khác
Ngoài những loại dế kể trên thì loài côn trùng này còn có một số dòng khác như là:
- Con dế mọi: thường khá nhỏ bé, không có cánh, thân mình có sọc ngang màu đen.
- Dế trục: ngoại hình của loài này tương tự như dế than màu đen và dế lửa vàng đỏ. Tuy nhiên chúng lại có không có đuôi như 2 hai họ hàng của mình.
- Dế chó: loài này lại khá hiền lành, chúng có tiếng gáy nhỏ, yếu ớt với thân hình bé con.
Thành phần hóa học và công dụng của con dế
Thành phần hóa học cũng như công dụng của loài dế cũng là một trong những nội dung được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Nội dung sau đây chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp thông tin liên quan đến vấn đề này mọi người hãy cùng theo dõi ngay nào.
Thành phần hóa học có trong con dế
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng bảng thành phần hóa học có trong cơ thể chúng bao gồm là:
- Con dế có chứa Acid béo chưa bão hòa (PUFA): gồm linoleic acid (18:2) (2,1%), oleic acid (18:1) (29%).
- Acid béo bão hòa: gồm có stearic acid (5,8%), palmitic acid (27,9%).
- Chitin chiếm khoảng 8,7% trọng lượng thân của 1 con dế trưởng thành.
- Acid amin căn bản trong protein của loài dế (Gryllus testaneceus): lysin (4,79%), cystein (1,01%), methionin (1,93%).
Công dụng của con dế
Từ bảng thành phần hóa học có bên trong con dế, ngành y dược đã nghiên cứu ra hàng loạt công dụng hữu hiệu của chúng khi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh đó là: lợi tiểu, thông đại tiện, táo bón, chữa thủy thũng, chữa sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu, bí tiểu,…
Lợi ích của dế đối với ngành y dược
Con dế hiện nay là vị dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong điều trị một số bệnh lý như là:
Hỗ trợ người mắc bệnh tiểu tiện khó
Phương thuốc từ con dế để điều trị tình trạng tiểu khó, tiểu bí,… vô cùng đơn giản, Thành phần chính đó là dế mèn và dế dũi, trong đó số lượng mỗi loài sẽ lấy 4 con. Trường hợp không có đủ 2 loại thì bạn có thể thay thế lấy 8 con giống nhau đều được.
Khi sơ chế thuốc, mọi người ngắt bỏ phần chân, cánh, đầu, lấy ruột sạch sẽ của con dế. Sau đó, chúng ta kết hợp cùng 3g cam thảo sắc chung với 300ml nước. Bạn đun ấm thuốc đến khi cạn còn khoảng 150ml là được. Cuối cùng chúng ta chia nhỏ dung dịch thu được thành 3 lần và uống hết trong 1 ngày để trị bệnh tiểu tiện khó nhé.
Loài dế có công dụng điều trị tiểu ít
Nếu bạn là người có cơ địa tiểu ít, trữ nước muốn cải thiện tình trạng thì có thể áp dụng ngay bài thuốc đông y từ con dế. Thành phần chính ngoài loài côn trùng này thì còn có cả bột cam thảo. Tỷ lệ chuẩn nhất để có công dụng tối đa là 1:1 và nên pha cùng với nước ấm. Khối lượng được khuyến cáo trong mỗi lượt uống nên từ 2 – 6g, ngày 2 – 3 lần. Thời điểm dùng phải là trước khi ăn như vậy bài thuốc mới phát huy hết tác dụng.
Con dế giúp điều trị sỏi tiết niệu, bàng quang
Ngoài những lợi ích trên thì con dế còn góp mặt trong các bài thuốc điều trị sỏi tiết niệu, bàng quang, Bệnh nhân sau khi sử dụng liên tục sẽ thấy ngay các thuyên giảm tích cực. Một liệu trình điều trị nên kéo dài từ vài tuần trở lên để nhận được kết quả tối ưu nhất.
Những điều cần kiêng kỵ với con dế
Khi sử dụng bài thuốc liên quan đến con dế thì mọi người cần chú ý một điểm sau đây:
- Bạn nào đang bị suy kiệt cơ thể quá độ, khí nhược thì không được tự ý sử dụng vị dược liệu này nếu không có sự tư vấn từ chuyên gia, y khoa.
- Với những ai dị ứng với bất kỳ thành phần nào có bên trong con dế thì tuyệt đối cũng không được sử dụng.
- Cuối cùng, mọi người luôn ưu tiên thăm khám bác sĩ trước để nhận tư vấn trước khi sử dụng vị thuốc này.
Kết luận
Con dế là loài côn trùng không chỉ thân thuộc với chúng ta mà còn được xem như một vị thuốc cổ truyền từ lâu đời. Cho nên nếu bạn không may mắc phải những triệu chứng như tiểu bí, tiểu ít, sỏi bàng quang,.. thì hãy nhớ tham khảo về các phương thuốc từ dược liệu này nhé.