Từ thời xa xưa ông cha ta đã có câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. Đây chính là kinh nghiệm dự báo thời tiết dựa vào loài vật này được lưu truyền bao đời trong dân gian. Không những vậy, con chuồn chuồn còn là nguồn cảm hứng cho khá nhiều tác phẩm nghệ thuật. Các bạn có thể xem hết nội dung sau đây để biết nhiều hơn về loài côn trùng này nhé.
Vài nét về chuồn chuồn
Con chuồn chuồn là loại côn trùng có cánh vô hại đối với con người. Hiện nay trong tự tiên đã xuất hiện khoảng 4.500 và ở Việt Nam, trên 500 loài được chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô (Anisoptera) và chuồn chuồn kim (Zygoptera). Loài côn trùng này thuộc lớp sâu bọ của ngành chân khớp với đặc điểm nổi bật nằm ở việc chúng sở hữu tận 3 con mắt.
Chuồn chuồn chuyển động rất nhanh nên con người sẽ rất ít khi bắt được chúng. Theo một số nghiên cứu tại Australia có một loài sở hữu tốc độ bay đạt đến 578km/giờ. Đặc biệt hơn mắt của con chuồn chuồn được cấu tạo bằng rất nhiều vật kính nhỏ ghép với nhau nhờ đó chúng có khả năng quan sát linh hoạt 360 độ.
Chuồn chuồn luôn thu hút mọi ánh nhìn bởi ngoại hình đẹp với nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau. Một điều mà ít người biết loài côn trùng này có nguồn gốc tồn tại trên trái đất rất lâu đời với con số khoảng hơn 300 triệu năm qua. Khi mới xuất hiện chúng sở hữu kích thước lớn hơn nhiều so với những hoài hiên này mà chúng ta thường thấy.
Cụ thể theo những thông tin mà các nhà khoa học đã đưa ra hóa thạch của một con chuồn chuồn khổng lồ được phát hiện có đôi cánh dài khoảng 76cm.
Tìm hiểu môi trường sống của con chuồn chuồn
Chuồn chuồn là côn trùng biến thái một nửa vì vậy ấu trùng của chúng khi mới được sinh ra thường ở dưới nước. Khi nở và dần trưởng thành loài côn trùng này sẽ sống trên cạn. Khi còn nhỏ dưới nước chúng thường được gọi với một cái tên quen thuộc là con cơm nguội hay con mày mạy. Bởi vậy mọi người nếu quan sát kỹ sẽ phát hiện chuồn chuồn thường loanh quanh bên những hồ nước đọng.
Tuy vậy nhưng trong tự nhiên vẫn có một số loài kỵ nước thuồng sống xa những nơi có độ ẩm cao.
Sinh sản và vòng đời
Con chuồn chuồn sinh sản và duy trì nòi giống không khác gì những loài động vật có vú khác bằng cách giao phối. Những con đực thường có bộ phận sinh dục của con đực nằm ngay sau vùng ngực, nơi này có chứa túi tinh. Lúc thực hiện qua quá trình giao phối chúng sẽ giúp chuồn chuồn cái bằng chân và đuôi. Điều đặc biệt loài công trùng này gió phối ngay trên không trung khi bay mà không cần xuống mặt đất.
Để thực hiện quá trình tạo ra thế hệ sau con chuồn chuồn cái sẽ ưỡn bụng lên để tiếp xúc với bộ phận sinh dục của chuồn chuồn đực và nhận tinh trùng. Sau quá trình ân ái con mẹ sẽ đẻ trứng lên lá những cây thủy sinh ở trên mặt hồ. Tuy nhiên vẫn có một số loài tự ngâm trong nước để sinh sản sau khi nở những con non có thể ngoi lên bờ để sinh sống và phát triển.
Do con chuồn chuồn thuộc họ giáp nên trong quá trình trưởng thành chúng cũng tiếp nành lột xác rất nhiều lờn với số lượng tầm 9-14 lần. Để có nguồn dinh dưỡng cho mình loài côn trùng này thường ăn loài sinh vật sống trong nước, kể cả những loài cá con.
Đặc điểm cơ thể của con chuồn chuồn
Chuồn chuồn có tên tiếng anh là Odonata, không râu thuộc lớp sâu bọ trong ngành chân khớp. Loài côn trùng này có thân hình khá nhỏ và khá mỏng manh. Khi trưởng thành chúng sẽ sở hữu chiều dài cơ thể từ 3 – 7cm tỳ từng loại. Con chuồn chuồn có cánh sống trên cạn nhưng khi còn là ấu trùng được sinh ra trong nước.
Đầu của chuồn chuồn thường tròn được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép hai bên và lớn hơn khá nhiều so với thân hình chính và đuôi. Chúng có khá nhiều chân được dùng để bắt mồi ngay trong quá trình bay nếu phát hiện nguồn thức ăn phù hợp. Hai cách của chuồn chuồn giống nhau đặc biệt rất dài, mỏng nhẹ và gần như trong suốt có thể hoạt động độc lập với nhau.
Bụng con chuồn chuồn hơi dài, miệng kiểu nghiền có 2 râu nhỏ. Đặc biệt hơn hậu môn loài côn trùng này nằm ngay ở đốt thứ 3 còn cơ quan sinh dục ở đốt chín của con cái và đốt thứ 2 ở giống đực.
Phân loại một số loại chuồn chuồn điển hình
Hiện nay trong tự nhiên các nhà nghiên cứu đã phát hiện có khoảng 4.500 loại chuồn chuồn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tường tận được tất cả những giống côn trùng này. Bởi vậy người ta đã dựa vào những đặc điểm và tập tính khác biệt mag chia chúng chỉ được chia làm 3 loại khác nhau cụ thể như:
Chuồn chuồn chúa (ngô)
Loài này có thân hình khá mập vai dài có thể là lớn nhất so với 2 dòng còn lại. Chúng rất dễ nhận diện vì sở hữu 2 mắt kép to tròn hơn thế nữa cặp cánh còn rộng lớn vuông góc với thân hình nên khi chuyển động xa và nhanh hơn. Thực ăn của những con chuồn chuồn ngô là các loài côn trùng nhỏ như: ruồi, muỗi, bọ gậy, ong, bướm, kiến cánh,…
Đặc biệt hơn loài côn trùng này có tập tính săn mồi và sinh sản tập trung tại những nơi ẩm ướt quanh các vùng ao hồ, sông suối.
Chuồn chuồn kim ( Thân nhỏ mắt to )
Loài này cũng có cấu tạo các bộ phận cơ thể không khác gì so với chuồn chuồn chúa. Tuy nhiên hình dáng của chúng lại khác biệt do phần đầu và thân chúng nhỏ và mỏng manh hơn. Đặc biệt nhất là đôi mắt lim dim không nằm kế nhau như chuồn chuồn ngô. Thông thường loài côn trùng này rất thích đậu trên những cành trúc.
Không những vậy cánh của chúng còn nằm dọc theo cơ thể khi đậu chứ không nằm cánh nằm ngang như con chuồn chuồn chúa. Đặc biệt 2 cánh của loài này còn có kích thước bằng nhau nổi bật hơn những dòng anh em khắc trong tự nhiên.
Loài chuồn chuồn ớt
Loài này xuất hiện và gắn liền với làng quê Việt Nam từ thời xưa đến nay. Chính vì thế con chuồn chuồn ớt đã luôn là cảm hứng của nhiều nghệ sĩ cũng vì thế chúng đã được đưa vào nhiều bài hát, câu thơ nổi tiếng mà chúng ta thường thấy. Loài côn trùng này về cơ bản cũng không có gì khác so với 2 dòng trên.
Tuy nhiên đặc điểm phân biệt nhất của chúng chính là cơ thể mang màu đỏ cam nổi bật như trái ớt nên ông cha ta đã gọi luôn với cái tên này. Ngoài 3 loài ở trên trong tự nhiên còn một số dòng nhỏ khác mà chúng ta cũng rất hay bắt gặp như: chuồn chuồn chuối, chuồn chuồn cánh bướm, chuồn chuồn ma,…
Ý nghĩa, biểu tượng độc đáo của chuồn chuồn
Chắc hẳn trong chúng ta đã quá quen thuộc với những con chuồn chuồn vì chúng thường xuyên xuất hiện trong đời sống hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên loài côn trùng này mang bên mình rất nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau mà không phải ai cũng biết. Vậy để có thêm thông tin các bạn hãy xem nội dung sau nhé!
Ý nghĩa của con chuồn chuồn
Không khác gì so với loài bướm, chuồn chuồn cũng xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và được xem là loài vật mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Bởi chúng có sự thay đổi về hình thái, màu sắc theo vòng đời sinh trưởng. Mỗi giai đoạn sẽ ẩn chứa một ý nghĩa riêng, cụ thể:
- Vòng đời
- Sự biến đổi và tái sinh
- Linh hồn
- Tính siêu việt
- Cảm xúc
Không những vậy con chuồn chuồn còn được dùng với ý nghĩa biểu thị khả năng thích nghi và khả năng “trôi theo dòng chảy”. Lý do chính bởi loài vật này được sinh ra trong nước nên chúng có thể sống tốt trong dòng chảy điều này biểu thị cho sức sống mãnh liệt.
Không những vậy chuồn chuồn còn được xem là điềm báo. Cụ thể khí chúng rơi vào tay ai đó thì sẽ được xem là điều may mắn. Tuy nhiên, trong trường hợp ngủ mơ thấy chuồn chuồn lại là một điều nhắc nhở cho chủ mộng. Bạn cần phải thận trọng trong mọi việc vì thời điểm hiện tại bạn đang dần mất kiểm soát hoặc một bí mật nào đó có nguy cơ bị tiết lộ.
Biểu tượng của con chuồn chuồn
Chuồn chuồn là loài vật biểu tượng cho sự bất tử trong một số câu chuyện thần thoại trên toàn thế giới. Chúng ta có thể nhận biết ngay được điều này qua tên tiếng Anh (dragonfly) của chúng được bắt nguồn từ rồng (dragon). Với những người Mỹ bản địa họ luôn tin rằng chuồn chuồn thực sự là một con rồng bị sói đánh lừa biến thành bộ dáng nhỏ nhắn đặc biệt như hiện tại.
Không những thế theo một số quan niệm văn hóa loài côn trùng này còn là biểu tượng cho sự nhanh nhẹn, ảo tưởng và cả sự thay đổi. Những điểm này đều thuộc đặc điểm của con chuồn chuồn được toàn thế giới biết đến. Bên cạnh đó có một số quan niệm thời xưa cho rằng loài côn trùng này lại đại diện cho vẻ đẹp và sự kiều diễm.
Bởi màu sắc đẹp mắt của mình vì thế chúng thường xuất hiện rất nhiều trong thơ ca. Cũng vì thế con chuồn chuồn thường được người dân các quốc gia đặt cho nhiều cái tên khác nhau như: ở Anh là “gáo nước”, còn “pha lê cổ” tại Trung Quốc.
Tuy nhiên với một số dân tộc trên thế giới chúng lại là biểu tượng của thế lực tà ác. Cụ thể nhất nhiều nền văn hóa cho rằng loài vật này có biệt danh “cây kim mạng của ác quỷ”. Bởi một số câu chuyện nói rằng chuồn chuồn sẽ tìm kiếm những đứa trẻ xấu xa và khâu miệng đang ngủ.
Kết luận
Như vậy chúng tôi đã hoàn thành quá trình đưa các bạn đi tìm hiểu hết thảy các thông tin về con chuồn chuồn. Đây là loài côn trùng không có hại đã sinh sống trên trái đất khoảng thời gian rất lâu tầm 300 triệu năm và xuất hiện nhiều trong thơ ca, hội họa.