Ở các vùng quê Việt bạn sẽ thấy sự xuất hiện của con châu chấu, nhất là thời điểm vào mùa thu hoạch. Đây là là loài côn trùng phá hoại mùa màng và thường được nhiều người bắt. Chúng cũng khá giống cào cào nên nhiều người hay nhầm lẫn. Vậy bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây của chúng tôi để biết cách phân biệt cũng như tìm hiểu thêm các thông tin bên lề thú vị nhé.
Đặc trưng và sự ra đời của con châu chấu
Châu chấu thuộc lớp sâu bọ ăn lá với tên khoa học là Caelifera thuộc bộ Cánh thẳng. Chúng có các râu gần như luôn ngắn hơn phần thân và bộ phận đẻ trứng ngắn. Một số loài phát ra âm thanh nhờ vào việc cọ xát các xương đùi sau vào các cánh trước hay bụng hay bật tanh tách các cánh khi bay. Xương đùi của châu chấu thường rất dài và toa khỏe thích hợp để nhảy.
Con châu chấu cái thường có kích thước lớn con đực. Côn trùng này cũng thường dễ nhầm lẫn với các loài khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nó như dựa vào các đốt rong râu và cấu trúc cơ quan của chúng. Loài dế muỗm có râu ít nhất là 30 đốt còn châu chấu thì có ít hơn.
Châu chấu trưởng thành sẽ trải qua giai đoạn biến đổi không hoàn toàn bao gồm 3 giai đoạn đó là trứng, ấu trùng và trưởng thành. Vòng đời của nó sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ, thức ăn và loài, thường sẽ kéo dài khoảng một năm.
Con châu chấu có khả năng di chuyển linh hoạt hơn các loại sâu bọ khác như bọ ngựa, cánh cam, bọ hung,… Sở dĩ như vậy vì chúng có đôi chân sau phát triển chắc khỏe, Khi muốn đi xa côn trùng này chỉ cần nhảy lên giương đôi cánh rồi bay tự do từ nơi này tới nơi khác. Nó được đưa vào danh sách một trong 5 loài nhảy siêu nhất thế giới với việc nhảy xa gấp 20 lần chiều dài cơ thể.
Sự đa dạng và phân bố của con châu chấu
Theo các ước tính gần đây đã chỉ ra rằng châu chấu khá đa dạng về chủng loại lên đến 2.400 chi và khoảng 11.000 loài. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều loài chưa được mô tả hết và đang tồn tại ở các khu rừng mưa nhiệt đới. Loại côn trùng có cánh chắc khỏe bay nhảy này thường tập trung nhiều ở khu vực thuộc châu Á và châu Phi. Con châu chấu sẽ sống riêng hoặc quy tụ thành đàn khá đông lên tới hàng triệu con và di cư từ vùng này tới vùng khác rất xa.
Những ai đã từng chứng kiến cảnh “đám mây” châu chấu bay giữa cánh đồng lúa sẽ trực tiếp cảm nhận được sự khủng khiếp. Vì thế khả năng tàn phá mùa màng của chúng cũng khá dữ dội khiến người dân hoảng sợ. Bởi vậy họ còn coi dịch châu chấu không khác gì dịch bệnh khác kinh hoàng ảnh hưởng sức khỏe.
Ở Việt Nam, chắc hẳn những người dân ở các vùng quê đều biết đến con châu chấu. Côn trùng này xuất hiện ở khắp nơi trên ruộng lúa, nương ngô, hoa màu,… Ngoài ra chúng còn đậu trong các bụi cỏ, lùm cây ăn quả, công nghiệp và khi gặp người đụng sẽ ào ạt bay ra như trú. Chấu chấy để trứng ở trong đất, đặc biệt là khu vực đất cát và xốp sâu khoảng 10cm. Trứng thường nở trong thời gian sau 3 tới 5 ngày.
Đặc điểm sinh học của châu chấu cụ thể là gì?
Con châu chấu là côn trùng có cánh thẳng thân dài 3 đến 4 cm màu lục vàng hay nâu bóng đầu hình tam giác tù, râu dạng sợi ngắn mảnh. Hai mắt của chúng khép to và có một vệt dọc màu nâu sẫm chạy suốt hai bên lưng ngực. Phần lưng dài hơn đầu, phần bụng có ngấn, hai cánh dài phẳng kéo dài quá bụng, hai chân sau phát triển to khỏe để nhảy xa. Ngoài ra nó còn mang các đặc điểm sinh học cụ thể sau:
Tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của con châu chấu sẽ bao gồm ruột trước, ruột sau và ruột giữa, dẫn tới họng và thông qua thực quản tới diều. Phần lớn thức ăn khi chúng nạp vào đều được xử lý tại ruột giữa và một vài phần còn lại cũng như các chất thải được xử lý tiếp tại ruột sau.
Bài tiết
Các tuyến nước bọt và ruột giữa của châu chấu sẽ tiết ra các enzym tiêu hóa. Ruột giữa tiết ra proteaza, lipaza, amylaza, invertaza, cùng một vài enzym khác nữa. Loại thức ăn của châu chấu sẽ quyết định đến enzym chúng tiết ra.
Hệ thần kinh
Hệ thần kinh ở con châu chấu được kiểm soát bằng các hạch có trong mỗi đoạn ở các bộ phận cơ thể. Nó có dây thần kinh ở trung tâm và thông qua đó mọi kênh hạch sẽ được truyền tín hiệu. Châu cấy cũng có bộ phận màng thính giác để tiếp nhận âm thanh từ môi trường ngoài vào.
Hô hấp
Con châu chấu hô hấp nhờ việc sử dụng các khí quản và các ống chứa đầy không khí mở tại phần ngực và qua bụng. Bởi vậy bạn sẽ thấy bụng của chúng luôn ở trạng thái phập phồng để có thể thực hiện hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng. Điều này khá đặc biệt so với các loại côn trùng khác và trở thành nét đặc trưng của chúng.
Tuần hoàn
Con châu chấu có hệ tuần hoàn mở và chứa đầy các khoảng và phần phụ trong cơ thể. Cấu tạo khá đơn giản tìm hình ống với nhiều ngăn mạch ở lưng hỗ trợ cho việc vận chuyển thực hiện quá trình trao đổi chất. Do không chuyên chở lượng oxy nên máy của côn trùng này thường có màu nâu nhạt chứ không đỏ như các loài khác.
Đặc tính sinh sản
Châu chấu có tuyến sinh dục dạng chùm và khi giao phối con đực sẽ cưỡi lên người con cái. Trứng được đẻ thành ổ ở dưới đất khoảng vài chục quả kết dính lại với nhau bởi lớp bọt dính bao bọc bên ngoài để trứng không bị khô. Khi nở con sẽ giống với trưởng thành nhưng nhỏ à phải trải qua quá trình lột xác nhiều lần.
So sánh con cào cào và châu chấu để tránh nhầm lẫn
Thực tế, đến thời điểm hiện tại vẫn có khá nhiều người nhầm lẫn giữa cào cào và con châu chấu. Họ vẫn nghĩ nó là một chỉ vì nó có vẻ ngoài khá giống nhau. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt hai côn trùng này qua các đặc điểm cụ thể được tổng hợp.
Điểm giống nhau
Thoạt nhìn mọi người đều nghĩ con châu chấu và cào cào giống nhau nhưng thực tế nó hoàn toàn khác biệt là hai loài. Sau đây là một số điểm trùng hợp của 2 côn trùng này:
- Côn trùng nhỏ và thức ăn của chúng đều là lá xanh
- Cả hai đều thuộc ngành chân khớp.
- Bộ râu đều ngắn hơn so với phần thân.
- Cả hai đều tạo ra âm thanh bằng cách cọ xát xương đùi vào bụng, cánh trước hoặc tạo ra âm thanh bằng việc đập tanh tách vào cánh.
- Cấu tạo vẻ ngoài khá tương đồng với hai lớp. Phần cánh phía sau khá mỏng và trông như một lớp màng trong, còn cánh trước thì dày hơn.
- Kích thước con châu chấu và cào cào đều nhỏ và thường tập trung thành đàn lớn có tính hủy diệt mạnh gây hại cho mùa màng.
- Đặc điểm sinh sản khá giống nhau trong cách giao phối. Chúng đều đẻ khoảng 10 – 120 trứng/ổ. Con cái sẽ đẻ ở nơi đất ẩm trong lỗ đã được đào sẵn trước đó và chúng sẽ tiết ra nước miếng để phủ lên trứng vừa đẻ. Trong thời gian khoảng 10 đến 20 ngày sau khi sinh trứng sẽ nở thành ấu trùng và qua 5 lần lột xác.
- Tuổi thọ của con châu chấu cái và và cào cào cái đều cao hơn con đực. Trung bình một côn trùng trưởng thành sẽ đóng được khoảng 2 tháng.
Sự khác nhau
Ngoài những điểm giống nhau, giữa cào cào và con châu chấu còn có những đặc điểm khác nhau như:
- Về ngoại hình khi để ý kỹ bạn sẽ để ý thấy phần thân của cào cào có phần dẹt và nhỏ hơn so với châu chấu. Châu chấu lại có phần to dài và mập hơn nhiều so với cào cào.
- Đầu của cào cào nhọn và cánh màu canh mượt hơn của châu chấu. Tuy nhiên có một số loại có màu cánh nâu. Đầu của châu chất bằng, thân hình và hai bắp đùi trộng nổi bật và khỏe khoắn hơn nhiều.
- Thông thường khi trưởng thành một con cào cào có kích thước khoảng 40 đến 45mm còn con châu chấu thường chỉ có kích thước nổi bật khoảng 60 – 70mm.
Công dụng và cách dùng châu chấu mà bạn nên biết
Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy trong thành phần của châu chấu có chứa 24,3% protid, 3,6% lipid, 210 mg% Ca, 270 mg% P, 0,4 mg% Fe và cung cấp 133 calo/100g thịt. Côn trùng này có vị ngọt, cay, tính ấm,… Bởi vậy nó mang đến nhiều công dụng tuyệt diệu cho sức khỏe con người.
Về mặt thực phẩm: con châu chấu được coi là côn trùng giàu protein và chất béo. Bởi vậy chúng ta có thể thấy mọi người thường đi bắt nó về để chế biến thành các món ăn khá thơm ngon, hấp dẫn. Bạn có thể làm sạch và rang chính với lá chanh như món tôm rang.
Ở một số quốc gia như Malaysia, Trung Quốc, Ả Rập,… món ngon từ châu chấu đặc biệt được ưa thích và trở thành đồ đãi khách. Món ăn sơn hào hải vị đơn giản từ chính loại côn trùng đồng quê này đã trở nên hấp dẫn và xao xuyến lòng người.
Ngoài làm thực phẩm con châu chấu còn được sử dụng để chữa chứng suy dinh dưỡng, kinh phong ở trẻ em, ho gà, đậu sởi,… Cách dùng cũng khá đơn giản, bạn chỉ việc bắt về khi trời khô ráo rồi vặt bỏ chân, cánh đem đi phơi khô. Sau đó, khi nào bạn dùng thì đem sao qua và sắc 5 đến 10 hoặc đem tán bột để uống. Khi bạn đều đặn áp dụng sẽ cho kết quả tốt.
Kết luận
Với toàn bộ những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã nhanh chóng mang đến cho quý độc giả trọn vẹn hiểu biết về con châu chấu. Qua đây bạn sẽ hiểu ra loài côn trùng này khác biệt với cào cào. Đồng thời chúng ta cũng nắm được các công dụng từ loại phá hại mùa màng của nhà nông này và biết tận dụng chúng.