Bọ hung – một trong những loài côn trùng rất quen thuộc với chúng ta. Chúng có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, không riêng gì ở Việt Nam mà ở Châu lục nào cũng có. Vậy bạn đã biết những gì về loài côn trùng này? Nó ăn gì? Đặc điểm ra sao và có tác dụng gì không? Tất cả sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Giới thiệu về bọ hung
Bọ hung không còn xa lạ gì với mọi người, tuổi thơ của ai cũng đã từng gặp qua loài côn trùng này. Nhưng rất ít ai biết rõ về nguồn gốc cũng như những đặc điểm hình thái đặc trưng của chúng.
Nguồn gốc
Đây là loài côn trùng thuộc họ bọ hung (Scarabaeidae) bao gồm các loài côn trùng lớn nhất trên thế giới về khối lượng tuyệt đối. Là loài bọ cánh cứng được tôn kính ở Ai Cập thời cổ đại, chúng được xem như là biểu tượng của sự hồi sinh, sống lại.
Họ loài bọ này bao gồm các loài: bọ phân (Dung Beetles), bọ tháng 6 (June Beetles), bọ cánh cứng tê giác (Rhinoceros Beetles), Flower Beetles và Chafers Beetles.
Họ bọ hung được phân loại cụ thể như sau:
- Giới – Animalia (động vật)
- Ngành – Arthropoda (chân khớp)
- Lớp – Insecta (côn trùng)
- Bộ – Coleoptera (bộ cánh cứng)
- Họ – Scarabaeidae
Thức ăn của bọ hung
Hầu hết loài bọ này thích ăn các vật chất đang phân hủy như nấm, phân hoặc xác chết của động vật. Điều này khiến cho chúng có giá trị cho môi trường vì trở thành một nhóm làm sạch hay những người chở rác cho vương quốc động vật.
Có một số loài bọ khác đến thăm thực vật, thụ phấn cho hoa hoặc nhựa cây. Một trong số đó có loài Flower Beetles, được xem là loài thụ phấn quan trọng.
Ngoài ra, ấu trùng bọ thích ăn rễ cây, cà rốt,… tùy thuộc vào loài.
Loài bọ hung sinh sản thế nào?
Quá trình sinh sản của loài bọ này khá thú vị. Đầu tiên chúng sẽ bay đi bay lại trên mặt đất để tìm đống phân tươi. Khi phát hiện thấy, chúng liền hạ xuống, dùng đầu tựa như cái xẻng và chân trước để xúc phân ướt cùng đất ướt gộp lại với nhau rồi ve thành viên đẩy về phía trước.
Khi càng lăn viên phân đi sẽ càng lớn, khi đẩy, “ông bố” sẽ ở phía trước và lấy chân sau đẩy cho viên phân về phía sau theo kiểu bò lại, còn “bà mẹ” sẽ bám ở phía bên cục phân, để mặc cho “ông bố” đẩy viên phân.
Sau khi đã chọn được địa điểm thích hợp, cả 2 mới dừng lại, đào đất chỗ bên dưới viên phân tạo thành cái lỗ và đắp viên phân lại. Sau đó, “bà mẹ” sẽ đào một cái lỗ phía trên viên phân, đẻ trứng vào lỗ đó rồi lại cẩn thận lấp lớp đất dày sao cho bằng với mặt đất mới thôi.
Tiếp đó cả 2 lại vội vàng làm viên phân thứ hai ở chỗ khác để đẻ trứng. Những viên phân này chính là chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho con non sắp ra đời.
Tập tính, thích nghi
Các loài bọ hung đực, chẳng hạn như bọ tê giác hay bọ Hercules, có “sừng” trên đầu hoặc pronotum (là tấm lưng cứng bao phủ đầu nối với cơ thể). Sừng được sử dụng để đánh nhau với những con đực khác nhằm giành thức ăn hoặc phụ nữ.
Bọ phân (Dung Beetles) thường đào hang dưới đống phân, sau đó chúng vo phân thành một quả bóng tròn cứng cáp và đẻ trứng trong đó. Người mẹ sẽ chăm sóc đứa con của mình phát triển bằng cách giữ cho quả bóng không bị nấm mốc.
Bọ tháng 6 (June Beetles) thường đi ăn vào ban đêm và bị thu hút bởi ánh sáng, đó là lý do người ta hay bắt gặp chúng vào những buổi tối ấm áp đầu mùa hè. Loài bọ này có thể đẻ lên đến 200 quả trứng, trứng của chúng giống như những viên ngọc trai nhỏ. Và ấu trùng sẽ ăn rễ cây trong ba năm trước khi trưởng thành.
Đặc điểm và nơi sinh sống của bọ hung
Cũng giống như những loài côn trùng khác, cơ thể chúng được chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Đầu có cặp râu và chiếc sừng cứng chắc, dùng để tự vệ và phô trương trước người bạn khác giới. Trên ngực gắn sáu cái chân và một đôi cánh cứng tựa như chiếc áo chống đạn che kín cả phần trên của ngực và phần bụng.
Thân hình chúng khá thô thiển, có đầu dạng cái mai, chân trước giống hình dạng cái xẻng và đầu nhọn hơi cong. Hình dạng thân hình đó rất thích hợp cho công việc của chúng. Loài bọ này có một sức mạnh phi thường, chúng có thể nâng được vật nặng gấp 8 lần trọng lượng của cơ thể. Tưởng tượng nếu chúng có kích thước như con người thì việc nâng một chiếc xe lên cũng dễ dàng.
Loài bọ này có ở nhiều nước Đông nam á như Trung Quốc, Nhật Bản,..và ở Việt Nam nó thường sống gần những nơi chăn nuôi gia súc như trâu, bò, ngựa. Chúng ăn phân của những con Bọ hung và sử dụng chân sau đùn phân thành viên, tha về tổ. Giữa năm 2002 ở Thanh Hóa, có nhiều hecta ruộng mía đã bị loài bọ này triệt phá nghiêm trọng.
Phân biệt bọ hung, bọ cánh cam và bọ sừng
Bọ hung là một loài bọ cánh cứng thuộc họ Scarabaeoidea. Thân hình của chúng rất đặc biệt: có đôi cánh cứng trông giống như một chiếc áo giáp chắc chắn che phủ cơ thể, phần đầu thì giống như cái mai, chân trước trông như cặp xẻng nhọn và hơi cong ở đầu.
Bọ cánh cam chúng có hình bầu dục, chiều dài từ khoảng 1mm đến 10mm tùy thuộc vào loài. Con cái có kích thước lớn hơn con đực, khi trưởng thành có màu sắc rực rỡ.
Còn loài bọ sừng, đầu của chúng có một cặp sừng dài, phía trước ngực nhô ra hình vòm , đoạn đầu của sừng có hình cắt đôi. Con cái có ngoại hình tựa như bọ cánh cứng lớn nhưng không có sừng. Chúng thường trú ở khu rừng lá rộng, xuất hiện vào mùa hè và mùa thu.
Tác dụng chữa bệnh của loài bọ này
Có một cuốn sách Nam dược thần hiệu của tác giả Tuệ Tĩnh đã ghi rằng: “Bọ hung có vị mặn tính mạnh, có độc, giúp trị chứng kinh giản, điên cuồng, trừ tên độc, trị mụn nhọt, táo bón và tiểu tiện ra máu”.
Cách chế bọ hung làm thuốc
Có thể dùng một hoặc nhiều con bọ hung, đầu tiên đập chết chúng. Sau đó lần lượt đặt một viên ngói xếp bọ lên trên rồi lại đặt một viên ngói khác lên trên, dùng dây thép nhỏ mềm chằng 2 viên ngói lại với nhau. Đặt ngói lên bếp than để nung, nung cho tới khi bọ chín gần thành than thì dừng lại. Nhẹ tay đưa viên ngói để ra ngoài, chờ cho đến khi nguội hẳn, tiếp đó đem những con bọ ấy tán thành bột mịn, đựng vào lọ đậy nắp kín để dùng dần.
Một số bài thuốc chữa bệnh sử dụng bọ hung
Bọ hung có vị mặn, tính lạnh, có chứa độc nhưng lại cho nhiều tác dụng trong y học. Có tác dụng chống sài giật, trừ độc, tán ứ, rút gai dằm, đạn,…
Điều trị búi trĩ sưng đau tiết dịch, chảy máu tươi
Dùng 20g lá diếp cá rửa sạch giã nhỏ, lấy 3g bột bọ hung trộn vào, đặt miếng thuốc vào nơi bị trĩ rồi băng lại, cho người bệnh nằm im một chỗ để thuốc khỏi rơi. Sử dụng đều sẽ cho công dụng chống viêm chống chảy máu, búi trĩ có thể co nhỏ lại, người bệnh không cảm thấy đau đớn.
Nhọt độc đang ở giai đoạn đau nhức chưa bị vỡ miệng
Người có nhọt độc đang ở giai đoạn đau nhức chưa bị vỡ miệng có thể thử áp dụng cách này. Dùng bột bọ hung trộn với ít dấm thanh rồi đắp vào, lấy băng băng cố định lại để thuốc khỏi rơi. Tác dụng làm mềm da và giảm đau.
Trị bệnh tổ đỉa bằng bột bọ hung
Cây vừng phơi khô, đem đốt thành than, tán thành bột mịn, lấy bột này trộn cùng với bột bọ hung theo tỉ lệ 1:1. Trộn đều thêm lượng mỡ nước vừa đủ, tạo thành một hỗn sệt hợp giống như thuốc mỡ. Dùng thuốc này bôi vào chỗ tổn thương, ngày 2 lần. Đây là bài thuốc kinh nghiệm tỉ lệ khỏi bệnh đạt đến 80 – 90%.
Dùng bọ hung làm thuốc chữa bệnh eczema
Tìm mua quả ké đầu ngựa phơi khô, đợi cho giòn rồi tán bột. Trộn bột ké đầu ngựa với bột bọ hung theo tỉ lệ 2:1, bã rượu dùng lượng vừa đủ. Cả ba thứ hòa vào nhau, đem thuốc này đắp vào chỗ bị eczema, đệm gạc rồi băng lại cẩn thận.
Chữa mảnh ghim trong vết thương hiệu quả
Bột bọ hung đem trộn với dấm đắp vào chỗ tổn thương bị tên bắn, mảnh đạn hoặc dằm xóc sâu không ra. Theo kinh nghiệm dân gian, tốt nhất là dùng kết hợp với lá bồ cu vẽ, lá vông vang, rau muống, củ hành giã nhuyễn với ít xôi nếp. Hoặc có thể dùng 1 con bọ hung đốt thành than, trộn đều với bột lá gió giấy hay lá ớt rừng, tẩm rượu rồi đắp đối diện với vết thương để đẩy dị vật ra ngoài.
Tiếp đó lấy vài hạt đỗ xanh, rau muống, rau húng lủi, lá ké hoa vàng, lá vông vang, vỏ cây chân chim, giã nát ra rồi đắp vào vết thương là thuốc sẽ được hút lại.
Điều thú vị về bọ hung có lẽ bạn chưa biết
Có một điều rất thú vị về loài bọ này mà ít ai biết. Từ rất lâu về trước, chúng đã được xem như người công nhân vệ sinh gương mẫu. Khoảng hơn 100 triệu năm trước, Châu Úc đã sớm tách đại lục cổ xưa. Khi đó, sự tiến hóa của các loài sinh vật trên trái Đất còn ở giai đoạn thấp. Đặc biệt là thời kỳ đầu của loài động vật có vú đẳng cấp tương đối thấp (chuột túi, thú mỏ vịt..)
Đến thế kỷ 18, dân Châu Âu di cư đến lục địa này đã rất kinh ngạc, thấy nơi đây có một thảo nguyên màu mỡ nhưng lại rất ít động vật ăn cỏ, họ liền chở gia súc đến. Mấy chục triệu con trâu bò một ngày thải ra biết bao nhiêu đống phân. Phân nhiều quá và họ không có cách nào dọn sạch, làm cho môi trường thảo nguyên dần bị ô uế, ruồi nhặng sinh sôi nảy nở quá nhiều, làm ảnh hưởng đến đàn súc vật.
Và rồi các nhà khoa học đã đem loài bọ hung từ khắp nơi đến. Số bọ này đã giải quyết được nạn nhân tai hại ấy cho nước Úc trong thời gian ngắn. Có người đã tính rằng một cặp đôi bọ chỉ cần 30 giờ là có thể lấy được 1000 milimet khối phân tươi vùi xuống đất.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về loài bọ hung. Hy vọng bài viết đã đem đến những điều thú vị cho bạn về thế giới côn trùng thú vị này.