Bệnh rệp sáp là nỗi lo đau đáu của nhiều bà con nông dân hiện nay. Chúng sinh trưởng mạnh, hầu như quanh năm; sống tốt ở hầu hết các loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Chúng ta dễ dàng bắt gặp chúng ở tất cả bộ phận của cây ( rễ,lá, thân, hoa, quả). Nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả cây trồng. Chúng tôi xin chia sẻ với bà con một số kinh nghiệm để nhận biết rệp. Từ đó có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh rệp sáp gây ra.
Bệnh Rệp Sáp Là Gì?
Rệp sáp (còn gọi là Planococcus citri) là loài rệp thuộc họ Pseudococcidae. Chúng ký sinh và phá hại trên nhiều loại cây trồng, nghiêm trọng nhất là cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi, cà phê, điều,…). Bên cạnh đó, chúng còn gây hại cho hơn 70 loại cây trồng khác nhau gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp. Chúng hút nhựa làm các bộ phận của cây dần dần bị héo, vàng úa và còi cọc.
Rệp cái hình bầu dục, không cánh, dài 4mm, trên mình có nhiều sợi sáp ngắn và dày màu trắng. Rệp đực thon, có cánh, dài 3mm, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn. Vòng đời của con cái sống khoảng 115 ngày và con đực khoảng 27 ngày (từ khi nở cho đến khi trưởng thành và chết). Rệp sáp sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ trứng có thể lên đến 200 – 250 quả. Thời tiết nắng nóng nhiều là thời điểm rệp sinh sôi nảy nở nhanh nhất, tỷ lệ trứng nở vào mùa hè rất cao, trên 91%. Hơn thế, Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho rệp sáp phát triển nhanh chóng.
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Rệp Sáp Mà Ít Ai Biết
Để nhận biết được bệnh rệp sáp kịp thời và có biện pháp phòng ngừa sớm thì bà con không thể bỏ qua những đặc điểm sau:
- Trên thân và lá sẽ xuất hiện những đốm nhỏ li ti màu trắng trong như nấm mốc. Tuy nhiên khi quan sát kỹ bà con có thể thấy chúng chuyển động. Rệp sáp không chỉ có màu trắng mà còn có màu nâu đỏ, hồng hoặc kem khi rệp chưa trưởng thành.
- Ngoài ra, nếu bà con nhìn thấy đốm trắng có lông tơ trên cây trồng thì khả năng cao đã bị rệp sáp tấn công.
- Khi bị tấn công, bà con sẽ thấy những con rệp trắng hoặc nâu xuất hiện trên ngọn cây và làm phần ngọn xoăn lại.
- Đồng thời bà con có thể kiểm tra mặt dưới lá hoặc nách lá có xuất hiện rệp sáp hay không.
- Rệp sáp sống cộng sinh với kiến, trên cây xuất hiện kiến cũng có khả năng cây bị nhiễm rệp.
Bệnh rệp sáp bắt đầu gây hại nặng nhất cho cây trồng là vào các tháng mùa khô và đầu mùa mưa. Chúng phá hại cây trồng từ lúc sinh trưởng ra lá, nở hoa và đến khi hết thu hoạch. Rệp sáp chia ra thành 2 giai đoạn:
1. Giai Đoạn Ký Sinh:
Rệp sáp thường xuất hiện ở gốc cây, khe và rãnh rễ cây ở phần rễ dưới mặt đất, sau đó lên tiếp đến phần rễ bên trên. Dấu hiệu là cây trồng sẽ chuyển từ màu xanh dần dần sang màu vàng.
2. Giai Đoạn Trưởng Thành
Rệp sáp sẽ xuất hiện ở cuống hoa. Đến giai đoạn hoa nở, chúng sẽ bắt đầu hút nhựa, cây sẽ mất đi dưỡng chất không nuôi được quả hoặc quả kém phát triển.
Các Biện Pháp Phòng Trừ Và Cách Trị Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Ăn Quả
Rệp sáp là loại bệnh gây hại rất lớn cho rất nhiều loại cây trồng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp phòng trừ và cách trị bệnh trên cây kịp thời và hiệu quả.
- Nếu phát hiện bệnh ở mức độ thấp, bạn có thể cắt bỏ cành bị nhiễm bệnh, rồi đem đi đốt ở xa nơi canh tác.
- Nếu phát hiện bệnh ở mức độ cao, chúng ta sẽ sử dụng biện pháp sinh học và thủ công để diệt trừ bệnh rệp sáp.
Cách Trị Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Bằng Nước Rửa Chén Trên Cây Ăn Quả
Bước 1: Chọn Thời Gian Phun
Khung thời gian để diệt rệp sáp hiệu quả nhất là vào trời nắng từ 9 đến 10 giờ. Thời điểm này nhiệt độ tăng cao, nhanh khô và thuốc có khả năng phát huy tác dụng cao.
Bước 2: Chuẩn Bị Thuốc Diệt Bệnh Rệp Sáp
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 130ml nước rửa chén
– 20 lít nước
– Một bình chứa dung tích 25 lít của máy bay phun thuốc
– 400ml dầu ăn (làm cho hỗn hợp đậm đặc và phát huy tác dụng hiệu quả hơn).
Sau khi đã có đủ nguyên liệu, chúng ta sẽ tiến hành trộn tất cả nguyên liệu và khuấy đều chúng với nhau để tạo thành hỗn hợp đậm đặc và đồng nhất. Sau đó cho hỗn hợp vừa pha vào bình phun sương để xịt.
Ngoài ra, bạn có thể pha thêm TicTac 250 – Thuốc đặc trị bệnh rệp sáp với liều lượng 30 – 40ml thuốc cho 25 lít nước. Giúp cho việc điều trị bệnh rệp sáp hiệu quả và nhanh chóng.
Bước 3: Tiến Hành Phun Thuốc Diệt Bệnh Rệp Sáp
Phun thuốc trực tiếp lên thân, lá cây trồng bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, xịt xung quanh nơi canh tác với bán kính khoảng 50cm để ngăn chặn rệp sáp sinh trưởng và gây hại cho cây trồng.
Đợi vài tiếng khi hỗn hợp phun khô thì tiến hành rửa sạch phiến lá, thân cây để loại bỏ xác rệp và hỗn hợp phun.
Để diệt trừ bệnh rệp sáp hoàn toàn, bạn nên sử dụng thường xuyên từ 2 – 3 lần một tuần đến khi hết hẳn.
Cách trị bệnh rệp sáp bằng thuốc Tricel 48EC trên cây ăn quả
Việc sử dụng thuốc hóa học cho cây trồng không còn quá lạ lẫm đối với người canh tác. Bởi thuốc hóa hoạt mang đến hiệu quả cao và diệt trừ bệnh rệp sáp hiệu quả. Một trong những loại thuốc đặc trị rệp sáp hay nhất đó là Tricel 48EC.
Bệnh rệp sáp ở mật độ thấp và phải phun thật kỹ vào những chùm quả, khe lá:
- 38ml thuốc Tricel 48 EC
- 20 lít nước
- Một bình chứa dung tích 25 lít của máy bay phun thuốc
Bệnh rệp sáp ở mật độ cao và có nguy cơ lây lan xuống rễ. Khi phun bạn đào đất lên và phun xong thì lấp đất lại
- 200ml thuốc Tricel 48EC
- 20 lít nước
- Một bình chứa dung tích 25 lít của máy bay phun thuốc
Trên đây là một số thông tin về Bệnh rệp sáp là gì? Cách trị rệp sáp hiệu quả ít ai biết. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.