Trên thực tế, con rết là loài khá nguy hiểm, nó có thể tấn công con người bất cứ lúc nào. Nọc độc của con vật này gây ra tình trạng đau nhức thậm chí nguy hiểm hơn là tử vong. Thông qua bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm chung của chúng và tìm ra cách phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và gia đình mình.
Mô tả khái quát về con rết
Con rết là loài động vật chân đốt, săn mồi và có các cặp chân trên mỗi đoạn của cơ thể. Chúng là loài động vật thuộc họ hàng với loài côn trùng. Trên thực tế, các nhà khoa học đã ghi nhận số lượng chân của rết có thể dao động từ 30 – 354 tùy vào từng loài khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là các loại rết có khoảng 100 chân.
Phần lớn trong số chúng có chứa nọc độc thậm chí là kịch độc, di chuyển nhanh. Con rết xuất hiện và tồn tại ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ước tính toàn thế giới có đến 8000 loài rết khác nhau và trong đó có hơn 3000 loài được nghiên cứu và đưa vào các tài liệu khoa học chính thức. Đây là loài động vật ăn thịt điển hình, thức ăn của chúng thường là nhện, bọ cạp.
Một số đặc điểm chính của con rết có thể kể tới như:
Đầu có hình tròn hoặc dẹt, có một cặp râu ngắn phía trước. Con rết thường không có mắt, nhưng mắt kép được phát hiện trên cơ thể chúng thực chất là ocelli tập hợp lại, mắt này chỉ có thể phân biệt sáng tối chứ không có khả năng quan sát.
Chân của rết rất nhiều và đôi chân đầu, cuối thực hiện chức năng như một cơ quan cảm nhận. Thông thường chân phía sau của chúng sẽ dài hơn phía trước một chút để tránh va chạm trong quá trình di chuyển.
Cơ quan sinh sản của con rết nằm ở phần đuôi, có một vòi. Các tuyến tiêu hóa sẽ được liên kết với miệng và chúng thở qua hệ thống khí quản (lỗ thông khí). Khi săn mồi chúng sẽ thu hút con mồi thông qua một số hành động sau đó bắt lấy và giữ chặt con mồi, tiêm nọc độc và thưởng thức nó.
Vòng đời tiến hóa và sinh sản của con rết
Vòng đời tiến hóa và sinh sản của con rết có nhiều điểm riêng biệt, khác với các loài động vật khác. Chính vì thế các nhà khoa học vẫn luôn tập trung nghiên cứu và đưa ra được những kết luận vô cùng chi tiết.
Vòng đời tiến hóa của con rết
Vòng đời của con rất có đặc điểm là tiến hóa đơn giản. Các con trưởng thành sẽ không hoạt động nhiều vào mùa đông mà thường xuất hiện vào những tháng của mùa xuân. Trong những khoảng thời gian ấm hơn, con cái sẽ đẻ trứng vào đất là phù lên một lớp chất dính.
Ấu trùng nở ra từ trứng của con cái sẽ có hình dáng tương tự như con trưởng thành nhưng kích thước sẽ nhỏ và mang ít chân hơn. Giai đoạn phát triển của chúng sẽ rơi vào 21 – 25 tuần. Sau khi trưởng thành chúng lại tiếp tục thực hiện hành động giao phối, sinh con. Rết có tuổi thọ trung bình không quá cao thường từ 2 – 3 năm có loài lên tới 4 – 6 năm.
Đặc điểm sinh sản
Cũng giống như hầu hết các loài động vật khác, con rết cũng là loài động vật sinh sản thông qua hành vi giao phối. Trong quá trình giao phối, tinh trùng từ con đực sẽ được con cái nuốt vào trong cơ thể. Hoặc một vài trường hợp con đực chỉ cần bỏ rơi tinh trùng và con cái sẽ tự động tìm thấy.
Thông thường con rết sẽ để trứng vào mùa xuân và mùa hè, đặc biệt là những thời điểm khí hậu ấm áp. Mỗi lần số lượng trứng mà chúng đẻ ra sẽ dao động khoảng 10 – 50 quả. Con cái sẽ bảo vệ trứng của mình, cá biệt có một vài loài, con cái sẽ ở chung với con non cho đến khi chúng trưởng thành.
Thời gian trứng nở thành ấu trùng của loài động vật này không có định, có loài chỉ cần đến một tháng nhưng cũng có loài phải đến vài tháng mới nở. Quá trình trưởng thành cũng phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện khác nhau. Người ta tính ra trung bình thời gian để một con rết non trưởng thành đến độ tuổi sinh sản sẽ rơi vào khoảng 5 – 6 tháng.
Cách đuổi rết trong nhà đơn giản hiệu quả nhất hiện nay
Con rết khi cắn sẽ gây ra những hệ quả rất nghiêm trọng, ngoài tình trạng ngứa rát, đau nhức thì nó còn tồn tại hiểm họa ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Do đó cần có biện pháp phòng ngừa nó một cách hiệu quả.
Đuổi rết trong nhà bằng tinh dầu
Loại tinh dầu thường được sử dụng nhất là tinh dầu chanh sả ớt vì trong thành phần của nó có chứa các hợp chất giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của côn trùng. Dùng hỗn hợp tinh dầu đã mua về và xịt vào những nơi nghi ngờ có rết như góc nhà, dưới gầm các đồ dùng, nơi ẩm thấp. Nên xịt một lượng vừa đủ để không bị quá nồng, từ đó dễ dàng đuổi rết ra khỏi ngôi nhà của bạn.
Sử dụng phương pháp bẫy
Bẫy rết bằng các loại băng dính chuyên dùng cũng là một trong những cách làm phổ biến và hiệu quả nhất ngày nay. Các băng dính này sẽ giúp dính chặt những con rết đang cố bò vào nhà của bạn và khiến chúng bị mắc kẹt không thể thoát ra.
Đây cũng được coi là cách làm tương đối tiết kiệm vì một miếng băng dính có thể sử dụng khá lâu. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chỉ bẫy được những con nhỏ đến trung bình còn những con to thì sẽ không mang đến hiệu quả cao.
Dùng các loại thuốc diệt côn trùng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc xịt để diệt côn trùng khi chúng vào nhà. Muốn diệt rết nhanh chóng bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc xịt này. Các thành phần có trong thuốc như axit boric, pyrethrins,…khiến cho rết bị tiêu diệt nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người.
Diệt con rết bằng các loại cây tự nhiên
Các loại cây trồng quanh nhà có tác dụng đuổi rết mà bạn nên trồng có thể kể đến như xạ hương, bạc hà, húng quế,…Đây đều là những loại cây có mùi hương mà con rết rất sợ ngửi phải. Thực tế cho thấy những gia đình trồng nhiều cây này trong nhà hầu như không bao giờ xuất hiện côn trùng nói chung và rết nói riêng. Bạn cũng có thể sử dụng chúng để chế biến mọi ăn một cách tiện lợi.
Thuê các dịch vụ chuyên diệt côn trùng
Thuê dịch vụ diệt côn trùng là một phương pháp được sử dụng ngày càng phổ biến. Người ta thường sử dụng các dịch vụ này khi sử dụng các phương pháp khác mà không mang lại hiệu quả. Sử dụng cách làm này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức cũng như có thể nhanh chóng chấm dứt tình trạng đang diễn ra. Tuy nhiên chi phí cho một lần thực hiện khá cao nên bạn cũng cần phải cân nhắc.
Những lưu ý về biện pháp ngăn chặn rết bò trong nhà
Trong quá trình phòng ngừa ngăn chặn rết bò trong nhà, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đạt được kết quả tốt nhất.
Cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa đặc biệt là những nơi khó với
Ở những nơi khó với tới thường là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn do đó đây chính là địa điểm lý tưởng nhất cho con rết trú ngụ. Chính vì vậy cho dù gặp khó khăn trong việc quét dọn thì bạn cũng cần phải kiên nhẫn vệ sinh những khu vực đó một cách thường xuyên. Nếu không thì các biện pháp ngăn chặn rết của bạn cũng không thể phát huy được hết hiệu quả.
Lưu ý bịt kín các lỗ hổng trong nhà
Con rết sẽ thường lợi dụng các khe hở, lỗ hổng trên tường nhà hoặc cửa sổ để bò vào trong nhà. Thế nên nếu không muốn thấy sự xuất hiện của “khách không mời mà tới” này thì bạn nên dùng bê tông, vải bông hoặc xốp để bịt kín lại. Cách làm này vừa đơn giản lại hiệu quả, do đó bạn cần hết sức lưu ý đến nó.
Đảm bảo nhà cửa khô ráo
Do rết có đặc tính rất ưu những nơi ẩm thấp cho nên bạn đừng bao giờ để nhà cửa của mình trong trạng thái ẩm ướt. Hãy đảm bảo rằng lúc nào nó cũng trong trạng thái hoàn toàn khô ráo và được vệ sinh sạch sẽ. Khi đó rết sẽ tự động phải bò đi nơi khác vì chúng không thể sống được ở những nơi khô ráo.
Tuyệt đối không dùng tay bắt hoặc chân dẫm rết
Khi bạn nhìn thấy một con rết đang tiến lại gần thì hãy tránh xa nó ra, tuyệt đối đừng dùng tay bắt nó hay dùng chân để dẫm. Vì bạn không biết được nó có thể cắn bạn bất cứ lúc nào. Đặc biệt là đối với những con có kích thước lớn. Tốt nhất là nên sử dụng vật dụng để bắt hoặc giết chúng, đừng mạo hiểm để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc.
Một số bài thuốc chữa trị khi bị rết cắn
Khi bị rết cắn bạn sẽ có những triệu chứng rất đặc trưng bao gồm đau đầu, sốt, buồn nôn. Vùng ra bị cắn sẽ ửng đỏ, sưng rộp hoặc thâm tím. Kèm theo đó là một số biểu hiện như chóng mặt thậm chí là hôn mê hoặc co giật.
Đối với những trường hợp nhẹ, cách điều trị khá đơn giản, bạn chỉ cần bôi dầu gió hoặc mua thuốc bôi ngoài da về điều trị sau khoảng 2 – 3 ngày sẽ lành. Đối với những trường hợp nặng hơn bạn cần ngay lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có được phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để có thể cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bài thuốc sử dụng tỏi
Tỏi có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng. Nếu bạn bị rết cắn và chưa biết nên xử lý như thế nào thì có thể sử dụng bài thuốc từ tỏi. Cụ thể: sử dụng từ 2 – 3 tép tỏi sau đó giã nhỏ và dùng miếng gạc đắp lên vết cắn. Lưu ý không đắp quá nhiều để tránh phồng rộp da.
Bài thuốc từ rau sam
Rau sam cũng có tác dụng tương tự tỏi trong việc điều trị các vết thương do con rết gây ra. Nạn nhân cần dùng một nắm nhỏ rau sam, sau đó rửa sạch và giã nát. Dùng vải hoặc băng gạc cố định lại và đắp lên vùng da bị cắn trong khoảng 10 phút. Ngày đắp 1 – 2 lần.
Chữa rết cắn bằng hạt hoa mào gà
Hạt hoa mào gà sau khi được hái về có thể đem giã nát sau đó dùng phần nước cốt để uống, phần bã còn lại dùng để đắp vào vết thương. Ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp cho tình trạng đau nhức giảm đi đáng kể.
Bài thuốc trị con rết cắn kết hợp lá húng và dầu dừa
Lá húng kết hợp với dầu dừa và vôi ăn trầu là bài thuốc dân gian được người xưa truyền tai nhau với tác dụng trị vết thương do rết cắn rất tốt. Bạn cần dùng một nắm lá húng giã nhuyễn sau đó trộn đều cùng với dầu dừa và vôi. Lấy hỗn hợp đó đắp lên vùng bị cắn, rất nhanh sau đó bạn sẽ hồi phục lại.
Kết luận
Con rết là một loài động vật nguy hiểm, chúng ta cần phải tự bảo vệ mình bằng việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự xuất hiện và tồn tại của chúng. Đồng thời cũng cần nắm rõ được các biện pháp xử lý và điều trị khi bản thân hay những người xung quanh bị rết cắn, từ đó tránh được những hậu quả xấu.