Chắc hẳn dù có rất nhiều những loài ong khác nhau với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên bạn có bao giờ thắc mắc tại sao tất cả chúng đều có chung một con được gọi là ong chúa hay không. Những con ong này có vai trò gì trong đàn ong? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về chúng ngay trong bài viết dưới đây!
Nguồn gốc, đặc điểm nhận biết và cấu tạo của ong chúa
Khi nhắc đến ong chúa chắc hẳn nhiều người đã biết đến đặc điểm cơ bản của chúng đó chính là con ong to nhất, thuộc giống cái đã trưởng thành. Chúng là con vật sinh sản chính và là mẹ của hầu hết những con ong.
Tuy nhiên ít ai biết rằng con vật này được lựa chọn và phát triển, nuôi dưỡng bởi chính những con ong thợ. Điều này có thể hiểu rằng chúng cũng được sinh ra từ những ấu trùng bình thường. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng sẽ được tận hưởng những chế độ dinh dưỡng tuyệt vời nhất. Cả đoàn sẽ tập trung chăm sóc chúng.
Cho đến khi trưởng thành chúng sẽ đảm nhiệm vai trò sinh sản và là con đầu đàn của đàn ong. Hầu hết những con ong khác đều sẽ nghe lời và làm việc chăm chỉ phục vụ cho ong chúa và đương nhiên chúng sẽ liều mình để bảo vệ con ong được cho là đứng đầu đàn này.
Đặc điểm để nhận dạng ong chúa là gì?
Không khó khăn để bạn có thể tìm kiếm và nhận dạng ra con vật này. Thông thường trong một đàn ong thì ong chúa là con duy nhất thuộc giống cái và nó sẽ đẻ trứng để tạo ra các thế hệ tiếp theo. Do đó chúng sẽ có thân hình dài, to hơn hẳn các con ong được hoặc ong thợ khác. Tuy nhiên phần cánh sẽ ngắn hơn thân và chỉ có nhiệm vụ đẻ trứng chứ không làm mật.
Chế độ dinh dưỡng được nhắc đến trong quá trình nuôi dưỡng ong chúa đó chính là tuyến nước bọt của các con ong thợ. Hay còn được biết đến với tên gọi khác là sữa ong chúa, chúng chỉ dùng để nuôi dưỡng trong ổ riêng của con ong đầu đàn này hoặc những con ong đang được nuôi dưỡng để phát triển thành ong chúa.
Khác với những sinh vật đồng loại, mỗi con cái đầu đàn này có thể sống từ 3 đến 5 năm. Chúng có thể sống chung nhiều thủ lĩnh trong tổ nhưng cũng có thể tách ra làm tổ mới vào mùa xuân. Điều quan trọng nhất là cho dù một tổ ong có bị mất đi ong chúa thì chúng vẫn có thể tự tạo ra cho mình con chúa mới do ong thợ tìm kiếm và nuôi dưỡng.
Ong chúa sinh sản như thế nào?
Bạn có bao giờ thắc mắc ong thợ là gì hay không? Trên thực tế đây cũng là những con được nở bởi ấu trùng tuy nhiên đây là những con cái nhưng đã mất đi khả năng sinh sản. Trong quá trình ấu trùng phát triển thành những con non trong đàn sẽ có những con đực tuy nhiên số lượng không nhiều và chỉ phục vụ cho quá trình sinh sản của ong chúa.
Điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ lựa chọn ra những con ong đực khỏe mạnh. Sau đó sẽ cho chúng giao phối với con cái đầu đàn để duy trì nòi giống và sinh sản. Khi đã thực hiện xong nhiệm vụ của mình thì chúng sẽ chết đi!
Thông thường ong chúa sẽ sinh sản tốt nhất là vào khoảng thời gian đầu năm khi thời tiết vừa bớt lạnh và trở nên ấm áp hơn. Chúng có thể sinh sản rất nhiều trứng và nở ra nhiều nhộng, ong con. Có thể bạn chưa biết những chúa của đàn ong sẽ điều khiển chúng bằng tuyến nước bọt. Hầu hết các con ong thợ phục vụ sẽ nhận được thông tin qua tuyến nước bọt và phải phục tùng tuyệt đối.
Nếu như chúa bị ngưng trệ sự hoạt động của tuyến nước bọt. Điều này đồng nghĩa với việc chúng mất hết quyền kiểm soát và chỉ đạo trong tổ. Và những con khác sẽ không chấp hành mệnh lệnh như trước.
Vai trò của ong chúa trong điều hành đàn ong
Như đã biết mỗi đàn ong chỉ có duy nhất một chúa theo từng thế hệ. Chính vì vậy chúng cũng sẽ đảm nhiệm những vai trò và chức năng khác nhau trong việc điều hành sự phát triển của cả tập thể đàn ong.
Vai trò thứ nhất cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất đó chính là duy trì nòi giống, sinh sản. Đây cũng chính là vai trò quan trọng nhất của mỗi con chúa. Vì hầu hết những con khác sẽ không có khả năng sinh sản và trở thành ong thợ. Do đó để có thể duy trì nòi giống hoàn toàn phụ thuộc vào ong chúa mà thôi.
Ngoài ra không chỉ sinh sản chúng cũng có quyền hành trong việc điều hành đàn ong sinh sống, kiếm ăn, làm việc theo trật tự xã hội. Đã có không ít những nghiên cứu liên quan đến việc quản lý hoạt động của chúa. Con vật này sẽ tiết ra nước bọt mang theo tín hiệu trong không gian sinh sống của cả tổ. Lúc này các con ong khác trong đoàn sẽ lần lượt nhận được mệnh lệnh và buộc phải thi hành theo.
Quyền lực và sự truyền tin hoàn toàn phụ thuộc vào tuyến nước bọt. Chính vì vậy ong chúa sẽ trở nên vô hiệu hóa nếu như mất đi tuyến nước bọt của mình. Mọi quyền hành cũng sẽ không còn như trước và lúc này những con ong thợ khác sẽ lại nuôi dưỡng để tạo ra chúa mới.
Sự khác nhau giữa ong chúa, ong đực và ong thợ
Trong một tổ ong sẽ có 3 nhóm ong chính đó là ong chúa, ong đực và ong thợ. Tuy nhiên làm sao để có thể phân biệt được điểm khác nhau giữa ba loại này? Hãy cùng dựa vào những đặc điểm cơ bản trên cơ thể của chúng bạn sẽ nhận ra được điểm khác biệt!
Phân biệt con ong chúa
Đối với ong chúa: trong đàn đây là con cái trưởng thành và lớn nhất. Chúng có quyền lực khiến cho những con khác phải nghe theo. Thông thường đây sẽ là con duy trì nói giống và điều khiển toàn bộ hoạt động của đàn ong.
Chính vì vậy bạn có thể nhận diện chúng thông qua kích thước lớn nhất đàn, cơ thể của chúng có thể dài gấp hai lần những con ông bình thường. Thông thường vóc dáng của con ong này rất cân đối, bụng dài và thon, di chuyển nhanh nhẹn nhưng không thường xuyên ra khỏi tổ.
Phân biệt những con ong đực
Đối với ong đực: ai cũng biết rằng nhiệm vụ chính của chúng là duy trì nòi giống sau đó tự kết liễu cuộc đời. Thông thường những con ong nay được sinh ra từ những tổ trứng không được thụ tinh. Do đó chúng sẽ có đôi mắt to nhưng không thể chống trả lại kẻ thù vì không có chất đốt, cũng không thể thu thập mật hoa.
Phân biệt những con ong thợ
Đối với ong thợ: đây là những con ong quan trọng nhất bởi vai trò chính của chúng là làm mặt, bảo quản mật ong, xây dựng, nuôi ong đực và chúa, tìm thức ăn, cung cấp nước, bảo vệ tổ… Nói chung tất cả mọi công việc đều thuộc nhiệm vụ của ong thợ. Và chúng có số lượng nhiều nhất đàn.
Do đó bạn có thể nhận biết chúng với màu vàng khác biệt hoàn toàn so với hai loại còn lại. Chúng cũng nhỏ hơn rất nhiều khoảng 3 lần so với con chúa. Tuy nhiên chúng chỉ có thể sống được từ 5-8 tuần, đây cũng chính là lý do tại sao cần tạo ra nhiều những con ong thợ.
Tại sao ong chúa có thể “tẩy não” ong thợ?
Có thể bạn đã biết ong chúa chính là con sinh ra tất cả các ong thợ. Nhưng xét về mặt di truyền thì chúng có thể là chị em, một tổ ong chỉ có khoảng một vài trăm con ong đực, còn lại hoàn toàn là ong thợ.
Theo những nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúa của cả đàn sẽ tiết ra dịch pheromone tương tự như tuyến nước bọt ở gần hàm. Chúng có tác động đối với những hoạt chất dẫn truyền hệ thần kinh trong bộ não của tất cả các con côn trùng và động vật. Chính vì vậy nó có thể ngăn chặn được những phản ứng tiêu cực từ các chú ong thợ.
Điều này có thể thấy rằng, con đầu đàn đã ngăn chặn khả năng liên kết và phát triển những cảm xúc tiêu cực từ ong nhỏ. Đó là lý do chúng không thể hoặc không muốn liên hệ với nhau hay với tín hiệu trong môi trường. Nhiều khả năng ong chúa làm vậy để bảo vệ lợi ích của cả đàn, tránh khả năng nổi loạn của những chú ong nhỏ.
Không chỉ có vậy việc một đàn ong có quá nhiều con cái sẽ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát. Do đó con ong đầu đàn phải “tẩy não” để sở hữu được tính độc quyền sinh sản. Trên thực tế thì điều này cũng không có gì là xấu vì chỉ cần một con chúa có thể đảm bảo được việc sinh sản và đáp ứng được nhu cầu của cả đàn.
Những điều thú vị về loài ong chúa
Không chỉ là con vật đặc biệt nhất của cả đàn, các con chúa cũng có những tầm ảnh hưởng riêng. Là biểu tượng của quyền lực và sức mạnh của cả đàn ong. Vậy đâu là những điều thú vị mà bạn chưa biết về ong chúa?
Được sở hữu chế độ ăn uống đặc biệt
Được chính những chú ong thợ lựa chọn từ những ấu trùng sau đó cho ăn bằng “sữa ong chúa”. Đây là nguồn thức ăn chính và chỉ có con ong được chọn mới được phép thưởng thức. Điều này cung cấp ra con cái có khả năng sinh sản khỏe mạnh.
Không chỉ có vậy trong thời gian đầu tiên sẽ không chỉ có một con chúa được hình thành mà sẽ có nhiều con khác nhau. Trong quá trình phát triển công việc đầu tiên của chúng khi trưởng thành là tiêu diệt những con có khả năng trở thành ong chúa khác thông qua cuộc chiến phân thắng bại. Con nào chiến thắng sẽ trở thành con chúa duy nhất của cả đàn.
Đội ngũ ong thợ toàn quyền chăm sóc con chúa
Dù là con vật quyền lực nhất nhưng chúng cũng không phải là con vật có thể quyết định hoàn toàn. Mà chúng còn phụ thuộc vào những con ong thợ. Bởi vì đó mới là nhân vật chăm sóc, cho ăn, tắm rửa và chăm sóc cho những con chúa.
Những con chúa chỉ để chứng nếu những con thợ đã làm sạch tổ. Do đó công việc này cũng rất quan trọng với những chú ong thợ. Có như vậy mới có thể duy trì được nòi giống và sinh sản nhiều.
Kết luận
Ong chúa là loài vật quyết định đến sự phát triển và tồn vong của cả bài. Chính vì vậy chúng cần được chăm sóc và chúng sẽ điều khiển những con khác theo mệnh lệnh của mình. Đây là hoạt động mà các chú ong đã tồn tại và phát triển từ xưa đến nay!