Có rất nhiều động vật xuất hiện trong vườn nhà bạn sở hữu đặc điểm hình thái vô cùng thú vị, điển hình như con cuốn chiếu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết tường tận về loài vật này, ví dụ như chúng sinh sản như thế nào, tại sao lại thích sống gần nơi ẩm ướt,… Để hiểu khám phá rõ hơn những vấn đề này mọi người hãy tham khảo nội dung bài viết hôm nay nhé.
Đặc điểm và sự tiến hóa của con cuốn chiếu
Con cuốn chiếu thuộc ngành chân khớp có phân đốt rõ ràng với hơn hơn mười ngàn loài khác nhau. Chiều dài của chúng giao động từ 2- 280 milimet, phần đầu dạng tròn ở trên và dẹt dưới, cơ thể hình ống tuýp tròn bao quanh là các tấm nhỏ. Nguồn thức ăn của loài này ngoài thực vật còn có các loài chân khớp nhỏ như côn trùng, rết hay giun đất.
Điểm gây chú ý nhất ở con cuốn chiếu là có hai cặp chân trong mỗi đốt với số lượng từ 11 đến hơn 100. Mặc dù điều này làm chúng di chuyển chậm nhưng tăng được sức đào bới rất khỏe và dễ dàng chui đầu xuống dưới đất sâu hơn. Tùy vào từng loài cụ thể sẽ mà màu sắc có thể thay đổi từ nâu, đen sang sặc sỡ.
Theo các nghiên cứu khoa học, loài vật này đã sinh sống trên đất liền từ kỷ Silur với tên gọi là Pneumodesmus Newmani cách đây 428 triệu năm. Nguồn thức ăn chủ yếu của cuốn chiếu nguyên thủy là rêu và các loại thực vật có mạch. Chúng thuộc với phần của chi Arthropleura với ước tính chiều ngang 55cm và chiều dài 2,63m, nặng 50kg.
Kích thước trên giúp chúng trở thành động vật không xương sống lớn nhất tính đến hiện tại. Trải qua thời gian, các biến thể của con cuốn chiếu đã thay đổi để phù hợp với môi trường sống mới khắc nghiệt cũng như nguồn thức ăn ít hơn. Bởi vậy nên hình dáng của chúng cũng thu nhỏ lại, có nhiều chân mảnh hơn để di chuyển dễ dàng và chạy trốn kẻ thù.
Sự sinh sản và cách tự vệ của nó
Khi nghiên cứu về cuốn chiếu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều tập tính thú vị trong sinh sản và tự vệ tạo nên nét đặc trưng riêng của chúng, ví dụ như:
Con cuốn chiếu sinh sản như thế nào?
Nếu so sánh với những loài chân khớp khác thì cuốn chiếu đẻ khá khiêm tốn, mỗi lứa chừng 10-300 trứng. Tinh trùng của cuốn chiếu được tích chứa luôn trong âm hộ giúp hỗ trợ quá trình sinh sản diễn ra nhanh chóng. Tùy thuộc vào đặc tính của từng loài cụ thể mà chúng có thể xây tổ để bảo vệ trứng bằng phân khô hoặc bỏ mặc và rời đi.
Khoảng 2-3 tuần sau đó trứng của con cuốn chiếu sẽ nở ra nhưng chỉ có 3 cặp chân và 4 đốt. Trong quá trình phát triển, chúng tiến hành lột xác nhiều lần trong các hang đào được chuẩn bị trước. Sau mỗi lần như vậy số đốt và chân của loài này sẽ tăng dần lên, đồng thời ăn luôn phần vỏ cũ.
Cách tự vệ của loài này
Do con cuốn chiếu di chuyển khá chậm nên khi bị kẻ thù đe dọa nên không kịp chạy về hang trú ẩn nó sẽ cuộn tròn cơ thể thành hình xoắn ốc. Ngoài ra chúng còn tiết ra một số chất độc hay khí hidro xyanua thông qua các lỗ nhỏ tại các tuyến tiết mùi thơm dọc phần thân.
Rất may, phần lớn chất độc trong cuốn chiếu không gây nguy hiểm đối với con người mà chỉ tạo nên mùi hôi khó chịu. Trong trường hợp đặc biệt, ở một số loài cuốn chiếu có thể phòng vệ bằng cách cắn vào đối tượng nó cho là kẻ thù. Tuy nhiên, vết thương này không nguy hiểm mà chỉ gây kích ứng da như nổi mẩn đỏ, sưng tấy,…
Con cuốn chiếu có độc hay không?
Câu trả lời là có, tuy nhiên chất độc trong mỗi con cuốn chiếu sẽ khác nhau tùy thuộc vào loài cụ thể cũng như đối tượng mà chúng tác động đến. Ví dụ như với con người gần như không gây hại, chỉ để lại những tổn thương ngoài da như nổi mẩn đỏ, sưng tấy hoặc viêm loét.
Tuy nhiên, với các loài vật như nhện, kiến hoặc côn trùng nhỏ khác có thể bị tê liệt hệ thống thần kinh, thậm chí là chết nếu dính phải chất độc từ cuốn chiếu phun ra. Axit Clohydric và Hydro Xyanua trong đó sẽ đốt cháy và làm ngạt thở đối với những kẻ săn mồi của loài này.
Nhìn chung, con cuốn chiếu vẫn được xếp vào loại động vật lành tính, không gây hại. Chỉ khi chúng cảm thấy bị các mối quan hệ xung quanh mới phun ra chất độc để tự vệ và có thêm thời gian lẩn trốn.
Con cuốn chiếu và rết khác nhau ở điểm nào?
Mặc dù vẻ bề ngoài của hai loài này khá giống nhau, đều thuộc ngành chân khớp Arthropoda nhưng chúng ta có thể phân biệt dễ dàng dựa vào những đặc điểm sau:
Số lượng chân
Được biết, rết thuộc lớp chân môi (Chilopoda) với số lượng có thể dao động từ 30-354, ít hơn rất nhiều so với con số gần 750 của cuốn chiếu.
Thêm nữa, con cuốn chiếu thuộc lớp chân kép (Diplopods), có nghĩa là mỗi đốt của phần thân sẽ có 2 cặp chứ không lẻ như ở rết. Chủ 3 phần cơ thể đầu tiên của chúng mới có cấu tạo giống rết.
Râu
Râu của loài rết sẽ dài hơn cuốn chiếu. Bộ phận này giống như một chiếc rada thu hút tín hiệu từ môi trường xung quanh cũng như tìm kiếm nguồn thức ăn nhanh chóng từ những phạm vi xa. Bởi vậy, rết sẽ có tốc độ phản xạ nhanh hơn rất nhiều.
Tốc độ di chuyển
Do cấu tạo của rết là chân lẻ nên có thể dễ dàng di chuyển nhanh trong nhiều môi trường khác nhau. Ngoài ra các đốt trên thân của chúng cũng linh hoạt hơn so với con cuốn chiếu.
Nguồn thức ăn
Rết là loài ăn thịt. Nguồn thức ăn chính của chúng bao gồm nhện, sâu bọ và một số loài côn trùng nhỏ khác. Còn với cuốn chiếu sẽ sử dụng chủ yếu là các loại thực vật như lá, rễ cây,… đang phân hủy dưới đất.
Tự vệ
Ưu thế của rết là di chuyển nhanh hơn nên dễ dàng chạy trốn kẻ thù. Tuy nhiên, nếu cảm thấy nguy hiểm cận kề chúng sẽ tiêm nọc độc để làm tê kẻ thù. Độc tính có trong loài này cao gấp nhiều lần so với cuốn chiếu.
Cuốn chiếu di chuyển chậm hơn nến nếu không kịp chạy về hang trú ẩn chúng sẽ cuộn cơ thể lại để sử dụng lớp vỏ rắn chắc làm lớp khiên bảo vệ. Một số loài còn có thể thải ra mùi hôi khiến kẻ thù khiếp sợ.
Cách loại bỏ con cuốn chiếu ra khỏi nhà ở nhanh chóng
Mặc dù loài này khá lành tính nhưng hầu như không ai muốn nhìn thấy cuốn chiếu “xâm lấn” vào ngôi nhà mình. Nhất là khi chúng thường mang theo mùi hôi khó chịu và những vết cắn có thể gây đau nhức, rộp da. Sau đây là một số cách để bạn loại bỏ loài này nhanh chóng nhất.
Hạn chế để trong nhà ẩm ướt
Con cuốn chiếu vốn ưa ẩm nên đây là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc chúng có di chuyển vào nhà bạn nữa hay không. Nếu môi trường sống quá khô ráo trong thời gian lâu dài sẽ khiến loài này ngừng sinh sản và dễ bị chết chỉ trong vòng 1 ngày.
Để căn nhà luôn khô ráo, chúng ta cần sử dụng các thiết bị như máy hút ẩm thường xuyên. Ngoài ra, vào mùa nắng, bạn nên mở cửa thường xuyên để không khí được lưu thông. Đương nhiên mọi người không cần lo lắng vì con cuốn chiếu sẽ không di chuyển khi nhiệt độ ngoài trời đang tăng cao.
Một nguyên nhân khác cũng khiến cho ngôi nhà của chúng ta ẩm ướt chính là do mưa nhiều. Vì vậy, các bạn cần thiết kế các đường ống thoát nước dẫn ra xa hơn.
Vệ sinh sân vườn, nhà cửa thường xuyên
Những nơi ẩm thấp như bãi cỏ, chậu cảnh hoặc ống nước, vết nứt trong nhà là nơi yêu thích của con cuốn chiếu. Để chúng không còn môi trường ẩn nấp lý tưởng, các bạn cần thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ không gian sống.
Vì loài này thường động mạnh vào đêm nên mọi người đừng tưới nước cho cây vào lúc chiều tối Ngoài ra, những bụi bỏ cao hoặc phần tường nhà bị rỉ nước, ẩm mốc cũng nên được cắt tỉa và tu sửa lại nhanh chóng.
Xử lý khe hở và vết nứt trong nhà
Nếu trong nhà bạn có các khe hở hoặc vết nứt ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuốn chiếu di chuyển vào. Quan trọng hơn, trên đường đi nó sẽ tiết ra mùi từ cơ thể là nguyên nhân dẫn đến những cá thể khác “định vị” được và kéo ồ ạt đến. Vì thế, mọi người cần bịt kín chúng lại để cắt đứt sự liên kết của loài này.
Cụ thể, chúng ta cần phải đảm bảo các cánh cửa đều khít với tường. Đối với các vết nứt, hở, bạn có thể dùng keo trám để che lại, chắn đi lối vào của con cuốn chiếu. Các lỗ thông gió, đường ống nước cũng là một nơi trú ẩn ưa thích của loài này mà đôi khi mọi người bỏ quên hoặc không chú ý tới.
Trộn tro vào đất
Tro bếp cũng là một trong những “vũ khí” chống lại loài này vô cùng hiệu quả. Bởi vì con cuốn chiếu sẽ bị hút ẩm trên thân nhanh chóng nên không bao giờ dám đến gần. Để đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta nên rải nhiều ở phần đất xung quanh nhà và những nơi hay có nước rò rỉ như các đường ống, dưới mái hiên,…
Sử dụng chất hóa học
Nếu đã áp dụng hết tất cả các phương pháp trên mà những con cuốn chiếu vẫn cứng di chuyển vào nhà thì bạn nên dùng các chất hóa học để loại bỏ tận gốc. Thông thường, mọi người sẽ dùng các loại thuốc xịt côn trùng. Tuy nhiên nếu môi trường xung quanh quá ẩm ướt dễ dẫn đến làm giảm tác dụng.
Ngoài ra, khi bạn xịt quá nhiều lần thì một số cá thể sẽ bị “nhờn”, thậm chí còn kích thích loài này sinh trưởng mạnh hơn. Nếu như mọi người cảm rằng thấy tình trạng con cuốn chiếu xuất hiện quá nhiều, không thể dẹp hết được có thể sử dụng sang thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chúng ta cần phải trang bị đầy đủ găng tay, khẩu trang,…
Ngoài ra, các hóa chất độc hại có ở thuốc sâu sẽ còn ám trong không khí nhiều giờ sau khi xịt. Vì thế, mọi người hãy mở hết cửa trong nhà ra để không khí lưu thông, và chỉ bắt đầu sinh hoạt lại bình thường sau khoảng 4-5 tiếng.
Lời kết
Như vậy, những thông tin cơ bản nhất về con cuốn chiếu đã được nội dung bài viết hôm nay cung cấp đầy đủ đến độc giả. Đây là một loài động vật khá hiền lành, không gây hại. Tuy nhiên đôi lúc chúng sẽ gây phiền hà đến cho không gian sống của bạn. Vì vậy, độc giả cần có cách xử lý phù hợp để hạn chế tối đa điều này nhé.