Vào những mùa mưa chúng ta rất hay thấy những con rệp trú ngụ ở dưới chiếu rất nguy hiểm cho người. Là một loại côn trùng hút máu người gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu phát hiện kịp thời và chữa trị thì cũng nhanh chóng khỏi bệnh. Cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về loài vật này.
Tổng quan khái niệm về con rệp và điều bạn cần biết
Con rệp thường hay trú ngụ dưới chiếu nên thường hay gọi là rệp giường, là loại côn trùng ký sinh hút máu người rất nguy hiểm, rất khó để tiêu diệt và khó kiểm soát vì tốc độ sinh sôi và lay lan nhanh chóng mặt.
Rệp giường có sự sinh sản rất tốt chỉ một hai ngày nếu không có biện pháp triệt để chúng sẽ sinh sôi nảy nở ra rất nhiều. Nguồn thức ăn chính của nó là máu người khi được hút đầy máu thì cơ thể sẽ chuyển từ màu nâu sang màu đỏ. Không chỉ sinh sôi nảy nở ở dưới chiếu mà còn được tìm thấy trong tất cả các khu vực xung quanh nhà bạn, những văn phòng, khách sạn hoặc nhất là những tiệm quần áo.
Con rệp giường là một loài côn trùng có kích thước cực kỳ nhỏ bé rất khó có thể nhìn được bằng mắt thường, trung bình chỉ to từ khoảng 5mm, chỉ bằng một hạt táo. Rệp có khả năng là lẩn trốn vào ngóc ngách nhỏ và chúng di chuyển rất nhanh qua nhiều nơi nên rệp sống lâu trong nhiều tháng liền mà chúng ta rất khó phát hiện ra.
Môi trường ẩm thấp là nơi sinh sống và trú ngụ lý tưởng nhất của rệp giường, chúng có thể đạt tốc độ sinh trưởng trung bình trong khoảng một tháng. Những vật dụng cá nhân được treo trong nhà như túi xách, ba lô là nơi lý tưởng có thể để con rệp làm tổ và lây lan qua những đồ vật từ người này sang người khác, từ phòng này qua phòng khác.
Tuổi thọ sống được bao lâu của con rệp
Với tốc độ sinh sản tăng chóng mặt như thế thì chắc chắn tuổi đời của con rệp cũng không được lâu dài. Cùng tìm hiểu xem vòng đời của rệp là bao lâu để có thể kiểm soát được tốt hơn.
Tuổi thọ bao lâu của rệp giường
Các chuyên gia đã chứng minh rằng tuổi đời của những chú rệp tương đương với tuổi thọ như tuổi thọ của ruồi. Vòng đời sống của rệp sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển tổng là sẽ trong vòng 28 – 32 ngày. Trong suốt quá trình sinh sống của mình, một con rệp có thể sinh sản ra ít nhất 200 trứng và nhiều nhất là trên 500 trứng. Nếu tính ra thì tốc độ sinh sản của chúng là từ 2 – 5 trứng 1 ngày.
Sự phát triển của rệp giường
Chúng ta sẽ thấy được 3 giai đoạn phát triển chính của con rệp, ban đầu nó chỉ là một trái trứng nhỏ sau đó dần dần sẽ phát triển thành một chú rệp trưởng thành rồi sinh sôi nảy nở. Vòng tuần hoàn cứ như thế xoay tròn lặp đi lặp lại sau 28 ngày thì rệp sẽ chết. Rất khó để có thể trị tận gốc được con rệp chúng ta chỉ có thể làm giảm bớt đi được phần nào nếu muốn hết thì phải đợi đến mùa khô chúng sẽ tự chết hết.
Sự nảy nở của trứng con rệp
Vòng đời của bất kỳ loài sinh vật nào cũng đều được tính bắt đầu từ lúc trứng được nở ra. Lúc đầu trứng rệp chỉ nhỏ bằng hạt gạo và sẽ có màu trắng sữa. Mỗi ngày chúng sinh sản ra từ 2 – 5 trứng và có thể lên đến hơn 500 trứng cho suốt quãng đời.
Khi đẻ trứng con rệp sẽ đẻ từng quả trứng riêng lẻ hoặc chia theo chùm từ 2 – 5 trứng. Chúng sẽ giấu trứng mình đẻ ra vào các khe hẹp nhỏ để bảo vệ quả trứng khỏi những những môi trường nguy hiểm xung quanh. Chính vì điều đó mà không có quả trứng nào của rệp có thể bị gặp nguy hiểm được.
Trong khoảng 2 tuần sau khi trứng con rệp đã được sinh ra đời nó sẽ nở thành rệp non lúc này còn non đã có thể hút máu người ngay lập tức, nếu hút được nhiều thì độ sinh trưởng càng cao.
Rệp non có dễ sống lâu
Rệp non hay còn được gọi với cái tên ít phổ biến khác đó chính là ấu trùng rệp. Chúng sẽ phải trải qua 5 lần lột xác sau đó mới phát triển thành rệp trưởng thành. Những con ấu trùng rệp này sẽ có màu vàng nhạt và kích thước cực kỳ nhỏ bé. Lúc này chúng ta chưa thể xác định được giới tính là nam hay nữ, phải đợi đến khi trưởng thành thì mới có thể phát hiện được.
Để có thể đảm bảo quá trình lột xác thành công con rệp cần hút máu liên tục thì mới có sức khỏe để lột, nếu con nào không đảm bảo thì sẽ không sống được lâu. Với nhiệt độ trong phòng ổn định chúng chỉ cần 5 lần lột xác trước khi trưởng thành, còn nếu không ổn định thì sẽ mất nhiều lần lột hơn.
Vị trí trú ẩn và đường lây lan đến từ con rệp
Con rệp thông thường sẽ sống ở những nơi có thể tiếp cận gần con người nhất thường thì là trong khi đi ngủ chúng sẽ chui ra và hút máu người. Ngoài dưới chiếu trên giường ra thì vị trí ẩn nấp của rệp thường trú ngụ ở các vết nứt và kẽ hở trên cửa. Một số nơi ẩn nấp của rệp mà chúng ta nên biết để dễ quan sát: Nệm, Hộp lò xo, Khung giường, Đầu giường, Các vật dụng gần giường…
Ngoài ra các bạn cần phải chú ý những dụng cụ, hoặc đồ vật có ở xung quanh mình ví dụ như: các vật dụng mà có lớp sơn đã bị tróc, hoặc các bức ảnh treo quá sát tường nó sẽ trú ngụ ở sau những bức ảnh. Dưới những tấm thảm được đặt ở dưới đất lâu ngày cũng là nơi dễ sinh ra những con rệp.
Thậm chí con rệp còn có thể nằm ở những đường chỉ may trên các ghế sofa rất khó có thể nhìn thấy được. Dưới các tấm công tắc hoặc các ổ cắm điện lâu ngày cũng sẽ rất dễ có những ổ rệp sinh sôi.
Con rệp cũng có thể lây từ người này sang người khác, chính vì thế mà các thành viên trong gia đình nếu một người đã bị thì rất có thể những người khác cũng sẽ bị. Trong các trường mẫu giáo rệp cũng rất dễ lây lan qua các chăn đệm dùng chung.
Mối nguy hại không thể lường trước được từ loài rệp
Con rệp rất có hại cho sức khỏe con người chính vì thế khi đến mùa có loài rệp này xuất hiện mọi người thường rất cảnh giác. Nhưng vì chúng quá nhỏ bé nên khó có thể phát hiện ra được chính vì thế các bạn nên chủ động tìm ra nó.
Dấu hiệu nhận biết rệp xuất hiện
Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất đó chính là thấy những vỏ trứng mà con rệp đã lột xác rơi ở khắp mọi nơi. Một dấu hiệu nữa hiện ngay ở trên cơ thể người đó chính là xuất hiện những vết đỏ nhỏ li ti và có cảm giác ngứa ngáy.
Bạn cũng có thể rất dễ nhận biết ở trên nệm mình đang nằm có những vết đen lốm đốm. Cũng rất dế thấy con rệp xuất hiện ở trong quần áo gây ra những vệt đen hoặc có thể làm quần áo bị mốc.
Tác hại nguy hiểm khi bị rệp cắn
Thông thường các biểu hiện khi bị con rệp cắn đó chính là cảm thấy ngứa ngáy dù có gãi thì cũng không đỡ mà còn làm vết thương lan rộng ra hơn. Đối với người mà da nhạy cảm bị dị ứng với rệp cắn thì sẽ gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm như: ngứa liên tục, nổi mụn nước, rộp da,…
Con rệp cắn ở tất cả mọi chỗ ở trên cơ thể người nhất là những phần da lộ ra ngoài, kể cả ngay ở trên mặt cũng sẽ là nơi rệp có thể lui tới. Bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và ngứa ngáy khi bị rệp cắn nếu càng gãi nhiều thì vết thương sẽ càng lan ra rộng hơn.
Các cách điều trị và phòng chống sự lây lan của con rệp
Có rất nhiều cách để ngăn chặn con rệp sinh sôi nảy nở, nên ngăn chặn và diệt tận gốc ngay từ những ngày đầu rệp phát triển. Hãy tham khảo những cách sau đây để có thể sử dụng hợp lý những phương pháp phù hợp với điều kiện.
Ngăn ngừa vết con rệp cắn lan rộng ra
Để có thể chữa bệnh nhanh nhất có thể là bạn hãy phát hiện kịp thời và tìm ra những phương thuốc phù hợp, tránh tình trạng lan ra những vùng khác sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm.
- Thuốc xịt côn trùng: Đây là phương pháp phổ biến và dễ sử dụng nhất, loại thuốc này được thiết kế ra để trị tất cả các loại côn trùng kể cả ruồi, muỗi. Nhưng cũng có nhược điểm đó chính là không được lâu dài, đây chỉ là phương pháp tạm thời.
- Che đậy: Những loại rệp thường trú ngụ trong chiếu thì sẽ ít khi chui vào trong quần áo. Vì thế nếu đi ngủ thì nên mặc quần áo dài tay che đậy kín những vùng da nhạy cảm.
- Lưới bắt muỗi: Sử dụng lưới có tẩm thảo mộc cũng là phương pháp chống muỗi rất hiệu quả, có thể bảo vệ bạn khi đang ngủ. Nhưng nếu sử dụng lâu dài thì cũng không có hiệu quả nên kết hợp với những phương pháp khác.
Ngăn chặn con rệp ngay từ lúc ban đầu
Kiểm tra phòng khách sạn: Khi đến mùa rệp xuất hiện nên kiểm tra tất cả các chăn, gối, ga đệm. Vì trong phòng khách sạn nếu lâu không có người ở thì rất dễ là nơi để ổ rệp sinh sôi.
Đồ cũ: Nếu như những đồ vật để lâu ngày không sử dụng đến phải kiểm tra thật cẩn thận mọi khe hở, trước khi muốn đưa vào sử dụng.
Chim và dơi: Nếu bạn đang là người nuôi những con vật này thì nên giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh nó. Vì rất có thể đây sẽ là nơi ẩn náu của những ổ rệp sinh sôi nảy nở.
Xử lý rệp đơn giản tại nhà
Không cần những loại thuốc đắt tiền có rất nhiều cách khác bạn tự làm rất đơn giản tại nhà cũng có thể giảm thiểu đi một phần nào đó. Một số cách nên áp dụng ngay khi mùa rệp đến và bắt đầu làm tổ.
- Giặt quần áo, nệm, chăn,… Nên giặt thường xuyên.
- Thường sử dụng máy hút bụi làm sạch thảm.
- Sử dụng dụng cụ là quần áo để loại bỏ rệp.
- Rắc baking soda lên đệm để tiêu diệt con rệp.
- Pha trộn hỗn hợp diệt rệp an toàn cho sức khỏe.
- Xịt tinh dầu trà lên nệm, gối hoặc quần áo.
- Có thể sử dụng tinh dầu dạng xịt hoa oải hương.
- Lá bạc hà có tác dụng tiêu diệt rệp hiệu quả.
- Sử dụng dịch vụ diệt côn trùng nơi bạn sinh sống.
Kết luận
Qua bài viết trên mong rằng các bạn biết thêm nhiều về các thông tin cơ bản về con rệp để có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản bổ ích nhất. Nên áp dụng những phương pháp của bài viết trên để có thể đảm bảo được sức khỏe cho mình và cả gia đình.